Theo một báo cáo thống kê năm 2021 về các ca sinh và tử vong do chính phủ Hàn Quốc công bố, tổng tỷ suất sinh của nước này, tức là số trẻ trung bình một phụ nữ sinh ra, trong năm 2021 là 0,81, giảm so với con số 0,84 của năm 2020.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, Nhật Bản, Australia, Hoa Kỳ, Trung Quốc là những quốc gia có nhiều du học sinh Việt Nam nhất. Báo cáo một số vấn đề giáo dục mà Chính phủ trình lên Quốc hội ngày 18/10 nêu con số: Hiện có 130.000 công dân Việt Nam đang học tập ở nước ngoài.

Du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản Trong số này, số du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản là đông nhất, lên tới 38.000, chiếm 29,2%. Số du học sinh Việt Nam tại Australia đông thứ hai, với khoảng 31.000 sinh viên, chiếm 23,8%. Số lượng du học sinh Việt Nam tại Hoa Kỳ đứng thứ 3, với khoảng 28.000, chiếm 21,5%. Số lượng du học sinh tại Trung quốc là 13.000, chiếm 10%. Số lượng du học sinh tại Anh là 11.000 chiếm 8,4%. Theo báo cáo của Chính phủ, trong tổng số lưu học sinh Việt Nam nói trên, Bộ GD-ĐT đang quản lý, cấp phát học bổng cho 5.519 lưu học sinh đi học có sử dụng ngân sách nhà nước tại 44 nước trên thế giới. Trong số này có 2.501 tiến sĩ, 580 thạc sĩ, 63 thực tập sinh và 2.375 sinh viên đại học. Số lưu học sinh này đi học theo các nguồn kinh phí: Đề án 911, Đề án 599, Đề án Công nghệ sinh học và Thủy sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đề án Hóa dược của Bộ Công Thương và học bổng diện Hiệp định với 20 nước. Bộ GD-ĐT cho biết, số lượng học bổng các nước dành cho Việt Nam ngày càng tăng. Chẳng hạn Hungary từ 5 suất/năm lên 100 suất/năm từ năm 2016. Liên bang Nga từ 400 suất/năm lên 800 suất/năm vào năm 2016 và tiến tới 1.000 suất năm vào năm 2018. Trong nửa cuối năm 2016 dự kiến có khoảng 1.300-1400 lưu học sinh sẽ lên đường đi học theo các diện học bổng trên.

Số liệu của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản công bố mới đây cho thấy tổng tỷ suất sinh ở nước này đã giảm còn 1,2 vào năm ngoái, thấp hơn 0,06 điểm so với năm 2022.

Năm 2023, tổng tỷ suất sinh (số ca sinh trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh sản) ở Nhật Bản đã giảm trong năm thứ 8 liên tiếp, rơi xuống mức thấp kỷ lục.

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, số liệu của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản công bố mới đây cho thấy tổng tỷ suất sinh ở nước này đã giảm còn 1,2 vào năm ngoái, thấp hơn 0,06 điểm so với năm 2022.

Tính theo khu vực, tỷ lệ ở Tokyo lần đầu tiên giảm xuống dưới 1, đứng ở mức 0,99 - giảm so với mức 1,04 của năm trước và là mức thấp nhất trong số 47 tỉnh của Nhật Bản. Con số cao nhất là ở tỉnh phía Nam Okinawa, ở mức 1,6, nhưng đó cũng là mức giảm so với mức 1,7 của năm trước.

Trên toàn quốc, tổng số ca sinh của công dân Nhật Bản cư trú tại nước này là 727.277 vào năm 2023, giảm 5,6% so với năm trước. Sự suy giảm dân số tự nhiên tăng 6,3% lên 848.659. Mức giảm đó đã tiếp tục trong 17 năm kể từ năm 2007.

Xu hướng giảm sinh được phản ánh qua tổng tỷ suất sinh ghi nhận trong 5 thập niên qua.

Mặc dù mức sinh tăng nhẹ vào những năm 2000 nhưng đã giảm liên tục kể từ năm 2016.

Dân số Nhật Bản dự báo sẽ giảm mạnh trong những thập niên tới, đặt ra những thách thức cho nền kinh tế và xã hội, mặc dù nước này không phải là quốc gia duy nhất phải đối mặt với tình trạng suy giảm nhân khẩu học.

Singapore hồi tháng Hai công bố tỷ lệ sinh của nước này lần đầu tiên giảm xuống dưới 1 - xuống còn 0,97 vào năm 2023, giảm từ mức 1,04 của năm 2022.

Cơ quan Thống kê Quốc gia Hàn Quốc cũng công bố tỷ lệ sinh là 0,72 vào năm ngoái, giảm từ mức 0,78 vào năm 2022.

Các quốc gia khác, một số có nền kinh tế phát triển cao, cũng đang phải đối mặt với áp lực dân số.

Ngay cả Trung Quốc, với 1,4 tỷ dân, cũng chứng kiến dân số sụt giảm trong hai năm qua. Tổng tỷ suất sinh 2,1 là cần thiết để dân số của một quốc gia duy trì ổn định, không cần bổ sung lao động nhập cư.

Chính phủ Nhật Bản đang mở rộng hỗ trợ các gia đình nuôi con với hy vọng ngăn chặn sự suy giảm dân số.

Thủ tướng Fumio Kishida đã thành lập Cơ quan Trẻ em và Gia đình vào năm ngoái để giám sát các chính sách liên quan đến trẻ em.

Ngày 3/6, Quốc hội đã thông qua luật sửa đổi nhằm tăng cường hỗ trợ tài chính cho các gia đình, bao gồm cả việc mở rộng trợ cấp cho trẻ em và giảm gánh nặng tài chính liên quan đến việc sinh con và giáo dục đại học.

Tuy nhiên, tình trạng tỷ lệ kết hôn giảm và độ tuổi sinh con đầu lòng ngày càng cao của phụ nữ Nhật Bản vẫn gia tăng. Đây được coi là nguyên nhân khiến số lượng trẻ sơ sinh giảm.

Theo dữ liệu công bố ngày 5/6, số cuộc hôn nhân trên 1.000 người là 3,9 vào năm 2023, mức thấp kỷ lục, giảm so với 4,1 của năm trước. Độ tuổi trung bình của các bà mẹ sinh con đầu lòng là 31 vào năm 2023, so với 27,5 vào năm 1995./.

Giới chức thủ đô Tokyo cho biết để đăng ký ứng dụng này, người dùng phải trải qua cuộc phỏng vấn để xác nhận danh tính, đồng thời yêu cầu nộp tài liệu chứng minh tình trạng độc thân.