Trả góp 0% lãi và mức phí cạnh tranh nhất thị trường cho tất cả các kỳ hạn trả góp 3, 6, 9, 12 tháng. Phí chuyển đổi chỉ thu 1 lần duy nhất khi giao dịch chuyển đổi trả góp thành công.

Trả góp bằng thẻ tín dụng có mất phí không?

Tùy thuộc vào hình thức trả góp và thỏa thuận giữa ngân hàng với thương hiệu mà người dùng có thể phải trả thêm phí chuyển đổi trả góp hoặc không. Thông thường, phí chuyển đổi trả góp sẽ tính dựa trên giá trị của sản phẩm và được lên sao kê như các giao dịch thông thường tùy theo quy định của từng ngân hàng.

Tùy thuộc vào hình thức trả góp mà người dùng có thể không tốn phí hoặc phải trả thêm phí chuyển đổi trả góp.

Các hình thức thanh toán trả góp qua thẻ tín dụng

Có hai hình thức thanh toán trả góp qua thẻ tín dụng là trả góp có lãi suất và trả góp 0% lãi suất:

Ngoài ra, khi nhắc đến hình thức trả góp, chính sách trả góp cũng là vấn đề người dùng cần phải quan tâm. Đa số các thương hiệu, đơn vị kinh doanh đều có mức định kỳ trả góp 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng, 48 tháng. Số tiền trả góp sẽ chia đều cho các tháng tiếp theo và mức phí chuyển đổi sẽ được cộng vào khoản trả góp tháng thứ nhất.

Nếu khách hàng sử dụng dịch vụ trả góp 0% của các cửa hàng là đối tác của ngân hàng mở thẻ tín dụng thì sẽ không bị tính lãi suất hoặc mất phí.

Ví dụ: Khách hàng mua một chiếc iPhone có giá là 18 triệu, cách thức tính tiền chi trả hàng tháng như sau:

Trả góp qua thẻ tín dụng là gì?

Trả góp qua thẻ tín dụng là việc chia nhỏ tổng số tiền cần thanh toán và trả hàng tháng tháng bằng thẻ tín dụng. Số tiền trả góp mỗi tháng sẽ được hiển thị trong bảng sao kê thẻ tín dụng cùng với các giao dịch khác.

Với tính năng trả góp qua thẻ tín dụng, thay vì phải thanh toán toàn bộ hóa đơn mua sắm trong một lần, khách hàng sẽ được chia nhỏ khoản tiền cần trả với mức lãi suất kèm phí chuyển đổi trả góp theo quy định của đơn vị bán hàng và ngân hàng phát hành thẻ.

Ví dụ: Khách hàng mua một chiếc điện thoại có giá 6.000.000 VND, phí chuyển đổi trả góp là 90.000 VND (khoảng 1,5% tùy vào chính sách ngân hàng) và tiền trả góp mỗi tháng là 1.000.000 VND, thời hạn trả góp là 6 tháng. Như vậy mỗi tháng, khách hàng sẽ phải thanh toán trả góp 1.000.000 VND và 15.000 VND (90.000 VND/6 tháng), tổng là 1.150.000 VND.

Trả góp qua thẻ tín dụng là hình thức mua trả góp mà mọi khoản tiền sẽ được thanh toán qua thẻ tín dụng.

Cách tính số tiền trả góp hàng tháng

Công thức tính phí chuyển đổi trả góp là: % Phí chuyển đổi  x  Giá trị sản phẩm x Kỳ hạn trả góp. Số % phí chuyển đổi này sẽ tùy thuộc vào thời hạn trả góp.

Công thức tính số tiền trả góp hàng tháng sẽ là:

(Phí chuyển đổi + Giá trị sản phẩm)/ Số tháng trả góp (Phí chuyển đổi có thể thu đầu kỳ).

Hoặc: (Lãi trả góp + Giá trị sản phẩm)/12

Ví dụ: Khách hàng mua một chiếc điện thoại giá 9 triệu và chọn trả góp trong 6 tháng với mức % phí chuyển đổi là 3,75%. Vậy mức phí chuyển đổi trả góp sẽ là 3,75% x 9.000.000 VND = 337.500 VND. Số tiền trả góp hàng tháng sẽ bằng (337.500 VND + 9.000.000 VND) / 6 = 1.556.250 VND/ tháng.

Công thức tính phí chuyển đổi trả góp là % Phí chuyển đổi  x  Giá trị sản phẩm x Kỳ hạn trả góp.

Điều kiện để trả góp qua thẻ tín dụng

Để có thể áp dụng cách trả góp qua thẻ tín dụng, khách hàng phải đáp ứng những điều kiện sau:

Ngoài ra, khách hàng còn phải đạt đủ điều kiện theo chính sách trả góp của đơn vị cung cấp dịch vụ mua hàng nếu có.

Khách hàng cần đáp ứng một số điều kiện để có thể trả góp qua thẻ tín dụng.

Trả góp online bằng thẻ tín dụng

Khách hàng có thể sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán trả góp thông qua các website thương mại và ứng dụng bán hàng. Cụ thể các thao tác thực hiện như sau:

Bước 1: Khách hàng truy cập vào trang web bán hàng hoặc trang thương mại điện tử có chấp nhận trả góp qua thẻ tín dụng. Sau đó, khách hàng Chọn sản phẩm và nhấn Mua trả góp.

Khách hàng chọn hình thức thanh toán trả góp.

Bước 2: Khách hàng điền các thông tin thanh toán theo yêu cầu biểu mẫu của từng thương hiệu.

Khách hàng điền thông tin thanh toán đầy đủ theo biểu mẫu.

Bước 3: Khách hàng lựa chọn Thanh toán bằng thẻ tín dụng > Chọn ngân hàng đang sử dụng dịch vụ > Chọn loại thẻ > Gói trả góp > Nhấn Tiếp tục > Điền đầy đủ thông tin thẻ.

Khách hàng chọn thanh toán qua thẻ tín dụng để thực hiện các thao tác tiếp theo.

Thông tin thanh toán trả góp theo tháng sẽ được hiển thị đầy đủ tại đây.

Khách hàng điền đầy đủ thông tin thẻ một cách chính xác để hoàn tất quá trình mua hàng.

Lưu ý khi thanh toán trả góp qua thẻ tín dụng

Khi thanh toán trả góp qua thẻ tín dụng, người dùng cần lưu ý những điểm sau:

Nếu khách hàng mua hàng trực tiếp tại nơi bán thì chỉ cần liên hệ với nhân viên để đăng ký trả góp.

Câu hỏi thường gặp khi thanh toán trả góp qua thẻ tín dụng

Bên trên là những thông tin về thủ tục trả góp qua thẻ tín dụng Techcombank nói riêng và các ngân hàng nói chung. Ngoài ra, khách hàng có thể sẽ thắc mắc thêm một số vấn đề khác liên quan đến việc trả góp qua thẻ tín dụng. Dưới đây là giải đáp cho những thắc mắc phổ biến hiện nay.

1 - Thanh toán trả góp thẻ tín dụng trước hạn có được không?

Khách hàng có thể thanh toán trước hạn nhưng với điều kiện phải thanh toán toàn bộ số dư nợ còn lại theo thông tin trên sao kê thẻ tín dụng mà ngân hàng cung cấp. Ngoài ra, việc thanh toán này có thể đi kèm một số điều kiện tùy theo chính sách ngân hàng.

Thực tế, nếu khách hàng mua trả góp lãi suất 0% thì việc thanh toán trước hạn là không cần thiết vì sẽ không tốn thêm bất cứ khoản tiền nào. Khách hàng có thể dùng số tiền đó để chi trả cho những việc cần thiết hơn hoặc đầu tư để sinh lời.

Nếu khách hàng mua trả góp 0% thì việc thanh toán trước hạn là không cần thiết.

2 - Dùng thẻ tín dụng trả góp có mất lãi không?

Khách hàng sẽ không mất lãi khi dùng thẻ tín dụng trả góp nếu mua sản phẩm của những doanh nghiệp là đối tác của ngân hàng mở thẻ theo thỏa thuận của ngân hàng và doanh nghiệp. Nếu khách hàng mua hàng tại những thương hiệu không là đối tác của ngân hàng thì sẽ mất lãi và phí chuyển đổi.

3 - Thanh toán trả góp thẻ tín dụng như thế nào?

Thanh toán trả góp khi mua hàng qua thẻ tín dụng cũng tương tự như khi thanh toán dư nợ tín dụng. Nếu khách hàng chỉ dùng thẻ tín dụng để mua hàng trả góp thì có thể thanh toán trả góp thẻ tín dụng thông qua Internet Banking, Mobile Banking, thông qua ví điện tử, dùng tài khoản ngân hàng khác, thanh toán thẻ tín dụng tự động, thanh toán qua cây ATM, trực tiếp tại quầy.

4 - Trường hợp nào bị từ chối dùng thẻ tín dụng để trả góp?

Việc trả góp bằng thẻ tín dụng có thể bị từ chối trong một số trường hợp sau:

Do đó, khách hàng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng và đảm bảo đủ điều kiện trước khi trả góp.

5 - Nên chọn trả góp qua thẻ tín dụng nào nhiều ưu đãi?

Mỗi ngân hàng sẽ có chính sách trả góp qua thẻ tín dụng khác nhau, khách hàng nên lựa chọn những ngân hàng có chính sách ưu đãi tốt để có được lợi ích lớn nhất. Dưới đây là những tiêu chí của một ngân hàng mà khách hàng nên lựa chọn để làm thẻ tín dụng trả góp:

Techcombank hiện đang là ngân hàng được nhiều người dùng tin tưởng sử dụng bởi những chính sách ưu đãi hoàn tiền, trả góp với mức phí hấp dẫn. Do đó, nếu có nhu cầu mua trả góp qua thẻ tín dụng, Techcombank sẽ là lựa chọn đáng cân nhắc của người dùng.

Mua trả góp qua thẻ tín dụng Techcombank là lựa chọn của nhiều người dùng.

Trên đây là những thông tin về hình thức trả góp qua thẻ tín dụng. Với cách thanh toán này, người dùng có thể giảm bớt áp lực tài chính và dễ dàng hơn trong việc mua sắm những mặt hàng có giá trị lớn. Mặc dù mang lại lợi ích lớn trong chi tiêu nhưng khách hàng cũng nên thận trọng khi sử dụng thẻ tín dụng để trả góp. Hãy trở thành khách hàng thông thái khi tận dụng thẻ tín dụng thông minh.

Để trải nghiệm dịch vụ trả góp 0% qua thẻ tín dụng Techcombank, vui lòng liên hệ theo các kênh thông tin dưới đây để được tư vấn viên Techcombank hỗ trợ giải đáp:

Ai cũng biết việc khách hàng rơi vào trường hợp nợ xấu hay không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn thì rất khó cho việc đề nghị vay vốn, dù bất kỳ ở một ngân hàng nào.

Bởi lẽ, tất cả các khoản chi trả nợ quá hạn đều được lưu lại trong hồ sơ, tùy từng cấp độ, ở mức độ cao nhất có thể khiến khách hàng vĩnh viễn không được vay nữa. Còn các trường hợp khác thì tùy vào mức độ vẫn có thể tiếp tục được vay vốn.

Rất nhiều thính giả thắc mắc liên quan đến việc muốn vay vốn ngân hàng để mua ô tô trả góp nhưng lại dính nợ xấu.

Để giải đáp thắc mắc này, anh Nguyễn Việt Hà (Ngân hàng BIDV, chi nhánh Hàm Long) sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về nợ xấu và các trường hợp dù nợ xấu những vẫn được vay mua xe trả góp.

Nợ xấu là gì? Đây là thuật ngữ dùng để chỉ những khoản vay từ các cá nhân, tổ chức tín dụng như ngân hàng để đpá ứng nhu cầu của bản thân và phải có nghĩa vụ hoàn trả. Tuy nhiên, nhiều trường hợp lại không hoàn trả đúng thời hạn hoặc cố tình không trả như ký đã cam kết trong hợp đồng vay.

Có bao nhiêu nhóm nợ xấu? Hầu như ở ngân hàng nào cũng có hệ thống CIC (Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam), đây là nơi lưu trữ mọi thông tin của khách hàng nhằm đánh giá mức độ nợ xấu của khán hàng đó. Nợ xấu được phân chia thành 5 nhóm:

Nhìn vào bảng trên có thể thấy, những khách hàng thuộc nhóm 3,4,5 trở đi hầu hết rất khó có thể đi vay tại bất cứ một ngân hàng nào. Vì lịch sử tín dụng của khách hàng sẽ được lưu lại trên hệ thống ngân hàng toàn quốc và được lưu trữ trong vòng 3 – 5 năm, tính từ thời điểm khách hàng đề nghị vay vốn.

“Ngay kể cả những ngân hàng nước ngoài có chi nhánh ở Việt Nam cũng sẽ từ chối cho vay vì đều lắp đặt hệ thống kiểm soát rủi ro chặt chẽ. Vì vậy, những người bị dính nợ xấu mà mong muốn vay vốn sẽ không được chấp nhận tại các ngân hàng dù ở bất kì hình thức nào”, anh Hà cho biết.

Khi đi trả góp tại các ngân hàng hãy lưu ý trả lãi đúng hạn theo đúng thỏa thuận cam kết để tránh bị rơi vào nhóm nợ xấu dẫn đến mất cơ hội xét duyệt vay vốn về sau.

Người thân dính nợ xấu có mua trả góp được không?

Khi một cá nhân đi vay ở bất kỳ ngân hàng nào đều cần có sổ hộ khẩu để đối chiếu và kiểm tra CIC của người đi vay, ngay cả những thành viên trong gia đình. Nếu người thân dính nợ xấu từ nhóm 2 trở lên nhiều khả năng cá nhân đó sẽ không thể vay được tiền.

Chính vì thế, những thành viên trong gia đình cũng không thể vay được tiền do người thân bị nợ xấu do ngân hàng sẽ nhận định bạn đang vay hộ cho người thân. Rủi ro cho khoản vay không thu hồi được của ngân hàng là rất cao.

Tuy nhân, vẫn có một số ít ngân hàng vẫn cho khách hàng vay tiền cho dù người thân có bị nợ xấu như VIB, OCB, GPBank… đây đều là những ngân hàng hỗ trợ những người bị nợ xấu vay mua xe trả góp.

Dính nợ xấu có nên vay mua trả góp? Mua trả góp là hình thức mua hàng và khách hàng chỉ cần trả một phần giá trị sản phẩm và phần còn lại sẽ được thanh toán hàng tháng qua hình thức trả góp (gồm nợ gốc và lãi suất). Đây là hình thức cho vay tín chấp không cần thế chấp tài sản để mua hàng trả góp và khách hàng có nhiệm vụ phải thanh toán đều đặn mỗi tháng.

Dựa vào bảng phân loại trên, những khách hàng thuộc nhóm 3, 4, 5 sẽ không được các ngân hàng và công ty tài chính duyệt cho vay mua xe trả góp vì họ phải đợi từ 3 – 5 năm mới được vay trở lại. Đồng nghĩa với việc những người thuộc nhóm nợ xấu này không đủ điều kiện vay mua ô tô trả góp.

Nếu chẳng may khách hàng thuộc nhóm 2 (sau 12 tháng có thể vay trở lại), thì không nên gửi hồ sơ vay mua xe trả góp vào những công ty tài chính từng vay bởi khả năng bị từ chối là rất cao. Các công ty tài chính vẫn sẽ xem xét và duyệt hồ sơ lần vay kế tiếp khoảng 4 - 5 tháng cho những trường hợp bị dính nợ xấu khi mua hàng trả góp.

“Theo quan điểm của mình, khi đã dính nợ xấu thì không nên vay mua xe trả góp mà hãy cố gắng trả hết nợ cũ rồi mới cân nhắc nên mua xe hay không. Còn nếu bản thân rất muốn mua xe thì có thể nộp hồ sơ tại những nơi có chính sách hỗ trợ với đối tượng nợ xấu”, anh Hà nhận định.

Bên cạnh đó, để tránh bản thân bị áp lực trả lãi do không trả nợ đúng hạn, khách hàng không nên mua ô tô trả góp với tiền gốc lẫn tiền lãi vượt quá 50% thu nhập cá nhân hàng tháng.

Có thể thấy, việc thanh toán nợ đúng hạn, đầy đủ là trách nhiệm của người vay để tránh làm ảnh hưởng tới cơ hội vay vốn về sau. Bởi khi đã quá hạn dù chỉ 1 ngày cũng sẽ nằm trong danh sách đen của hệ thống CIC gây mất uy tín đối với các tổ chức tín dụng.

* Tại Hà Nội:- 96 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội- Số 92/1 Nguyễn Khánh Toàn , Cầu Giấy, Hà Nội- Tầng 6, tòa nhà Hanoi Center Point, 27 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội- 152 Phó Đức Chính, Ba Đình , Hà Nội- 716 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội- Số 26 - V5A, Khu đô thị mới Văn Phú, Phú La, Hà Đông, Hà Nội- Tầng 2 Tòa nhà Newskyline, Lô CC2 KĐT mới Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội- 30 Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội- 329 Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội - Nhà 25 – 26 TT 04 HD Mon City, Đường Hàm Nghi, Mỹ Đình 2, Hà Nội- Tầng G1 - G5, Tòa nhà Trung, Rice City Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội- N03T8 Khu Ngoại Giao Đoàn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội- Tầng 2, Số 1 Vũ Phạm Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội- Tầng 2 - Tòa T7 Times City - 458 Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội- Biển hồ 9A căn 05-59 Vinhomes Ocean Park, Gia Lâm, Hà Nội- Lô 6 - TT8, KĐG đường Quang Lai, Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội- Khu phố mới, Ngọc Giả, Ngọc Hòa, Chương Mỹ, Hà Nội

* Tại Thái Nguyên:- 590 Lương Ngọc Quyến, Tp. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

* Tại Quảng Ninh:- 18 Đường Lán Bè (tòa nhà UBND Phường Bạch Đằng), TP. Hạ Long, Quảng Ninh- Tầng 3, số 493 Trần Phú, Phường Cẩm Trung, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh

* Tại Hải Phòng:- 484 Lạch Tray, Đổng Quốc Bình, Ngô Quyền, Hải Phòng- CT Building, 1 Kỳ Đồng, Quang Trung, Hồng Bàng, Hải Phòng- Số 66 Bạch Đằng 2, Núi Đèo, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng

* Tại Nam Định: - 23 Trần Phú, TP Nam Định, Nam Định

* Tại Hà Nam:- 12-14-16 Nguyễn Phúc Lai, Liêm Chính, Phủ Lý, Hà Nam

* Tại Phú Thọ:- 24 Lê Quý Đôn, Gia Cẩm, Việt Trì, Phú Thọ

* Tại Thanh Hóa:-    Tầng 4 TTTM Co-op Mart, 18 Phan Chu Trinh, Tp. Thanh Hoá, Thanh Hóa-    108 Trần phú, phường Ba Đình, TX Bỉm Sơn, Thanh Hóa

* Tại Nghệ An:-    41 Trần Phú, P. Lê Mao, TP. Vinh, Nghệ An

* Tại Huế:-    Tầng 3, 18 Lê Lợi, P. Vĩnh Ninh, TP. Huế, Thừa Thiên Huế

* Tại Đà Nẵng:-    38 Yên Bái, Hải Châu, Đà Nẵng

* Tại  Cần Thơ:-    118 Đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP Cần Thơ, Cần Thơ"