Download slide giới thiệu công ty

Thủ tục thành lập công ty cổ phần

Quy trình thủ tục thành lập công ty cổ phần khá là nhiều bước. Tuy nhiên, các bạn không nên quá lo lắng. Bạn chỉ cần bám sát vào các vấn đề pháp lý mà AZTAX đã trích dẫn là có thể hoàn thành các bước rồi nộp hồ sơ là xong.

Để thành lập công ty cổ phần một cách suôn sẻ, bạn phải chuẩn bị những thông tin sau đây:

Hồ sơ thành lập công ty cổ phần bao gồm:

Có hai phương thức để nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần:

Lưu ý: Đối với Hà Nội và TPHCM, hồ sơ thành lập công tư phải nộp online

Trong vòng 3 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành xử lý. Nếu hồ sơ đúng quy định, sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu không, sẽ được thông báo để chỉnh sửa hoặc bổ sung cần thiết.

Sau khi nhận được giấy phép kinh doanh công ty cổ phần, doanh nghiệp sẽ tiến hành khắc con dấu. Doanh nghiệp có quyền tự lựa chọn loại con dấu, bao gồm hình thức, nội dung và số lượng tùy theo nhu cầu của mình.

Khi hoàn tất các thủ tục thành lập và nhận được Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp Cổ phần cần thực hiện công bố thông tin doanh nghiệp.

Tự do trong việc chuyển nhượng cổ phần

Nguyên tắc chung là các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần. Tuy nhiên, có một số trường hợp bị hạn chế:

Việc chuyển nhượng cổ phần có thể linh hoạt, thông qua hợp đồng chuyển nhượng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán.

Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty cổ phần

Khả năng huy động vốn của công ty cổ phần?

Huy động vốn là việc làm nhằm đáp ứng đủ nguồn lực kinh tế cho các hoạt động kinh doanh của Công ty. Với các loại hình doanh nghiệp như Công ty TNHH thì sẽ chỉ được phát hành trái phiếu, nhưng đối với loại hình này thì lại khác.

Công ty cổ phần được quyền công khai bán cổ phiếu hoặc phát hành trái phiếu nhằm huy động được nguồn vốn để phục vụ cho mục đích của tổ chức kinh tế. Đây chính là lợi thế lớn nhất của loại hình này so với các loại hình khác.

Download slide giới thiệu công ty

Tải mẫu slide giới thiệu công ty tại đây.

Chuyển nhượng vốn và cổ phần trong công ty cổ phần?

Pháp luật Việt Nam quy định rất khắt khe trong việc chuyển nhượng vốn bên trong công ty cổ phần. Tuy nhiên, mọi cổ đông trong Công ty đều có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần nếu không thuộc trường hợp được quy định tại khoản 3, Điều 120 và Khoản 1, Điều 127, Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14.

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty tại tpHCM

Đặc điểm của công ty cổ phần là gì?

Đặc điểm công ty cổ phần gồm 7 đặc điểm sau:

Cổ đông (thành viên công ty) là thành viên sở hữu ít nhất 1 cổ phần trong công ty. Pháp luật không giới hạn số lượng thành viên tối đa và chỉ quy định về số lượng tối thiểu là 3 người. Việc tăng hay giảm số lượng thành viên phụ thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp cổ phần.

Công ty cổ phần bao gồm 3 loại cổ đông sau:

Về tư cách pháp nhân của công ty cổ phần

Một tổ chức được công nhận tư cách pháp nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện sau (Theo bộ luật dân sự 2015):

Công ty cổ phần có đầy đủ tư cách pháp nhân có thể là nguyên đơn hoặc bị đơn trong các tranh chập dân sự, thương mại nếu xảy ra. Công ty có quyền sở hữu tài sản riêng và chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty. Các cổ đông không sở hữu công ty mà chỉ sở hữu cổ phần công ty.

Chuẩn bị slide giới thiệu công ty như thế nào?

Để việc làm slide giới thiệu công ty diễn ra nhanh hơn, bạn hãy đảm bảo chuẩn bị chu đáo:

Sau đó mới đến phần thiết kế slide cho thu hút và thêm hiệu ứng slide sao cho bắt mắt.

Công ty cổ phần có hạn chế nguồn vốn góp?

Công ty cổ phần theo quy định sẽ không giới hạn số lượng cổ đông góp vốn nên phần vốn cũng sẽ không có hạn chế. Tuy nhiên, công ty cổ phần vẫn phải đảm bảo được thời hạn góp vốn của các cổ đông với trường hợp công ty cổ phần mới thành lập.

Bạn có thể tham khảo Khoản 1 – Điều 113 – Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định như sau:

Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Trường hợp cổ đông góp vốn bằng tài sản thì thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó không tính vào thời hạn góp vốn này. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần đã đăng ký mua.

Điều kiện thành lập công ty cổ phần là gì?

Điều kiện về chủ thể thành lập công ty cổ phần: Công ty cổ phần cần ít nhất 03 cổ đông sáng lập, không có giới hạn tối đa. Trong suốt quá trình hoạt động, công ty cổ phần luôn phải duy trì ít nhất 03 cổ đông (theo Điều 111, Điểm b, Luật Doanh nghiệp 2020). Cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân.

Điều kiện về tên công ty: Tên công ty phải bao gồm hai phần: “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” và tên riêng viết bằng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W, số và ký hiệu. Trước khi đăng ký tên công ty, cần kiểm tra xem tên đã được sử dụng bởi các doanh nghiệp khác trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Điều kiện về vốn điều lệ: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty hoặc chủ sở hữu cam kết góp khi thành lập công ty cổ phần. Hiện tại, không có quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp, ngoại trừ một số trường hợp theo quy định của pháp luật (vui lòng xem danh sách các ngành, nghề yêu cầu vốn tối thiểu khi đăng ký kinh doanh).

Điều kiện về ngành, nghề kinh doanh: Công ty chọn ngành kinh tế cấp bốn từ Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg) để ghi vào Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Nếu muốn đăng ký ngành, nghề kinh doanh cụ thể hơn, công ty cần lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trước và sau đó ghi ngành, nghề kinh doanh chi tiết dưới ngành cấp bốn, với điều kiện phải đảm bảo rằng ngành, nghề kinh doanh chi tiết đó phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Khi đó, ngành, nghề kinh doanh của công ty sẽ là ngành, nghề kinh doanh chi tiết đã ghi.

Nếu có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì công ty lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trước. Sau đó, ghi ngành, nghề kinh doanh chi tiết ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết đó phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Khi đó, ngành, nghề kinh doanh của công ty là ngành, nghề kinh doanh chi tiết đã ghi.

Chi tiết: Bán buôn tre, nứa, gỗ cây và gỗ chế biến

Trong trường hợp các ngành, nghề kinh doanh đòi hỏi điều kiện cụ thể được quy định trong các văn bản pháp luật khác, chúng ta sẽ tuân theo các quy định về ngành, nghề kinh doanh trong những văn bản pháp luật đó.

Chi tiết: Kinh doanh bất động sản.

Top 10 công ty cổ phần tại Việt Nam

Danh sách do Forbes công bố dựa trên bốn tiêu chí chính doanh thu, lợi nhuận, tổng tài sản, giá trị vốn hóa, trên phương pháp xếp hạng Global 2000 (Top 2000 công ty lớn nhất trên toàn cầu) của Forbes Mỹ, đã từng được công bố trước đây. Khác với danh sách được Forbes công bố vào giữa năm nay, về “50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất,” mà tập trung vào hiệu suất và tăng trưởng của các thương hiệu. Danh sách lần này mở rộng phạm vi để bao gồm cả các doanh nghiệp giao dịch trên thị trường UpCoM và các công ty đại chúng chưa niêm yết.

Trong danh sách này, lĩnh vực ngân hàng đang chiếm ưu thế với 6/10 cái tên hàng đầu. Cụ thể, Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Techcombank, VPBank, MBBank đều là các ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam vào năm 2019. Cụ thể Top 10 công ty cổ phần tại Việt Nam là: