TÊN NHÃN HIỆU: Kỳ Lân Vàng Cùng Nhà Nông CTy Phân Bón Thuận Mùa, hình KY LAN VANG CUNG NHA NONG THUAN MUA

Công ty TNHH một thành viên thương mại và sản xuất phân bón Thuận Mùa Tổ 44, ấp An Hòa, xã An Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang -

ĐỊA CHỈ NGƯỜI NỘP ĐƠN: Tổ 44, ấp An Hòa, xã An Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang

PHÂN LOẠI HÌNH: 01.01.10 04.03.07 04.03.09

Application Filing | 2011.07.15 | Nộp đơn 221-Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ | 2011.08.22 Công bố A | 2011.09.25 4115 Thư đồng ý | 2011.10.12 251-Thông báo cấp văn bằng | 2012.12.28 4151 Lệ phí cấp bằng | 2013.01.15 263-Quyết cấp cấp bằng | 2013.02.20 Công bố B | 2013.03.25 4512 GH4 Yêu cầu gia hạn Văn bằng bảo hộ | 2021.03.16

Hai năm liền, Đại học Stanford đứng đầu hạng mục trường tư nhân trong bảng xếp hạng “Top các trường đại học Mỹ đáng giá nhất” của CNBC Make It. Đại học Stanford nổi tiếng vì có rất nhiều cựu sinh viên sáng lập ra các startup kỳ lân, hay đóng vai trò quan trọng trong những công ty thành công nhất thế giới.

Tọa lạc ngay tại Thung lũng Silicon, California, Stanford trở thành một trung tâm thu hút các nhân tài trong lĩnh vực công nghệ, như nhà sáng lập Google - Sergey Brin và Larry Page; nhà sáng lập Yahoo - Jerry Yang và David Filo; đồng sáng lập Instagram - Mike Krieger và Kevin Systrom.

Mary Barra, CEO của General Motors, người đã tạo nên lịch sử với tư cách là nữ CEO đầu tiên của một hãng sản xuất ôtô lớn, cũng là cựu sinh viên của Stanford. Thậm chí Elon Musk, người sáng lập SpaceX và Tesla, cũng lên kế hoạch theo học chương trình sau đại học về Kỹ thuật Khoa học Vật liệu tại đây, dù cuối cùng ông đã không thực hiện điều này, mà thay vào đó sáng lập startup thành công đầu tiên của mình, Zip2.

Dưới đây là một vài công ty tiêu biểu được sáng lập bởi cựu sinh viên Stanford.

Larry Page (bên trái) và Sergey Brin tại trụ sở của Google năm 2003. Ảnh: Getty Images

Hai nhà đồng sáng lập Google, Page và Brin gặp nhau vào năm 1995 tại Stanford. Có chung sự tò mò về hệ thống internet non trẻ, Page và Brin đã hợp tác để tạo ra một thuật toán tìm kiếm trên web vào năm 1996, sau này trở thành cơ sở cho Google Search.

Năm 1988, Page và Brin sáng lập ra Google tại một gara nhỏ tại Menlo Park, California, nơi hai người thuê với giá 1.700 USD/tháng từ Susan Wojcicki. Vào thời điểm đó, Wojcicki đang làm việc trong bộ phận tiếp thị của Intel và hiện nay, bà là Giám đốc điều hành của YouTube, thuộc sở hữu của công ty mẹ của Google -  Alphabet.

Page và Brin đã xây dựng Google trở thành "gã khổng lồ" công nghệ, trước khi rời khỏi vị trí CEO và chủ tịch của Alphabet vào tháng 12 năm ngoái.

Hiện tại, Alphabet có giá trị trị trường hơn 1.000 tỷ USD.

Đôi giày đế waffle tự làm của Bill Bowerman. Ảnh: Sotheby’s

Nhà đồng sáng lập Nike, Phil Knight, trước khi tốt nghiệp từ Trường Kinh doanh Đại học Stanford vào năm 1962, đã theo học Đại học Oregon và tham gia đội điền kinh của trường.

Tại Oregon, ông thích thú dõi theo vị huấn luyện Bill Bowerman sửa những đôi giày chạy của vận động viên trước các cuộc thi, Knight hồi tưởng lại trong cuốn sách “Shoe Dog” của mình. Nhưng chỉ đến khi tham gia khóa học kinh doanh tại Stanford, ông mới nhận ra tiềm năng trong việc phát triển một công ty giày.

Năm 1964, Knight và cựu huấn luyện viên của ông, Bowerman, quyết định mở Blue Ribbon Sports, sau này, vào 1971, đổi tên thành Nike, theo tên nữ thần chiến thắng của Hy Lạp.

Bowerman đã tạo ra mẫu đế giày Waffle biểu tượng của Nike sau khi đổ cao su vào khuôn làm bánh waffle. Năm 1972, Nike có doanh thu 3 triệu USD. Và vào năm 1980, năm Nike lên sàn chứng khoán, công ty này đã vượt qua Adidas để trở thành người dẫn đầu trong ngành sản xuất giày tại Mỹ.

Hiện, Nike có giá trị thị trường 150 tỷ USD.

Nhà sáng lập Yahoo! David Filo (bên trái) và Jerry Yang tại Santa Clara, Canifornia vào tháng 10 năm 1999. Ảnh: Getty Images

Hai nhà đồng sáng lập Yahoo, Yang và Filo, gặp nhau tại lớp tiến sĩ Đại học Stanford vào những năm 1990.

Theo Entrepreneur, hai người được phân công chung một dự án tạo ra “chip máy tính sử dụng thiết kế có sự hỗ trợ của máy tính”, nhưng họ đều có mối quan tâm mạnh mẽ hơn dành cho internet. Và để theo dõi các trang web họ tìm được, Yang và Filo đăng tải một danh sách trực tuyến có tên là “Cẩm nang David và Jerry về web” vào năm 1994.

Yang và Filo đổi tên “Cẩm nang về web” thành Yahoo và nhận được sự quan tâm vào năm 1998, với hơn một triệu người dùng web truy cập trang Yahoo mỗi ngày.

Tuy nhiên, sự thành công của Yahoo cũng thường xuyên kéo sập hệ thống của Stanford. Và cuối cùng thì đại học này cũng phải yêu cầu hai nhà sáng lập chuyển hoạt động của Yahoo ra khỏi ký túc. Yang và Filo sau đó rút khỏi chương trình đào tạo tiến sĩ tại Stanford và xây dựng Yahoo trở thành một doanh nghiệp khổng lồ.

Vào 2016, Yahoo được Verizon mua lại với giá 5 tỷ USD.

Nhà sáng lập Gap, Doris và Don Fisher. Ảnh: Gap

Doris Fisher, đồng sáng lập chuỗi thời trang bán lẻ Gap, tốt nghiệp Stanford vào năm 1953, trở thành một trong những người phụ nữ đầu tiên trên thế giới có bằng kinh tế.

Vào năm 1969, bà và chồng của mình, ông Don Fisher, quyết định sáng lập ra Gap sau khi Don không thể tìm được một chiếc quần jeans vừa người.

Cùng năm đó, đôi vợ chồng huy động được 63.000 USD vốn để mở cửa hàng đầu tiên tại San Francisco, bán quần jeans và băng nhạc. Và tới năm 1972, số lượng cửa hàng đã tăng lên con số 25.

Tính đến nay, Gap có 3.300 cửa hàng do công ty điều hành trên khắp thế giới, và phát triển để mua lại những nhãn hàng như Old Navy. Gap hiện có mức vốn hóa thị trường là 5 tỷ USD và Doris có tổng giá trị tài sản ròng là 2,3 tỷ USD.

Nhà đồng sáng lập Instagram, Mike Krieger (bên trái) và Kevin Systrom. Ảnh: Getty Images

Hai nhà đồng sáng lập Instagram, Krieger và Systrom gặp nhau tại chương trình học bổng của Đại học Stanford trước khi cùng nhau gây dựng nên app chia sẻ ảnh nổi tiếng.

Vào thời điểm đó, Systrom, tốt nghiệp Stanford năm 2006 bằng quản trị khoa học và kỹ sư, đang phát triển một app hoạt động dựa trên vị trí có tên là Burbn. Systrom quyết định rủ thêm lập trình viên Krieger, người cũng tốt nghiệp Stanford năm 2008 ngành hệ thống biểu tượng, sau khi gặp ông tại một chương trình do đại học tổ chức.

Sau khi làm việc cùng nhau được vài tháng, Krieger và Systrom cho ra mắt Instagram.

Theo The New York Times, Instagram trở nên nổi tiếng “gần như ngay lập tức” tại Thung lũng Silicon, và thu hút sự quan tâm của CEO Facebook Mark Zuckerberg.

Năm 2012, Krieger và Systrom bán Instagram cho Facebook với giá 1 tỷ USD. Và vào năm 2018, hai người quyết định từ chức vị trí giám đốc kỹ thuật và giám đốc điều hành Instagram. Hiện nay, ứng dụng này có hơn một tỷ người dùng.

Hai nhà đồng sáng lập Hewlett Packard, William Hewlett (bên trái) & David Packard (bên phải) bên quầy bán dẫn điện tử trong nhà máy (Ảnh: Getty Images)

Đồng sáng lập công ty HP, William Hewlett và David Packard gặp nhau tại lớp kỹ sư radio khi còn là sinh viên Stanford những năm 1930. Tại đây, hai người trở thành bạn, cùng tốt nghiệp bằng kỹ sư điện vào năm 1934.

5 năm sau đó, vào 1939, Hewlett và Packard mua một khu đất nhỏ tại Palo Alto, California, và bắt đầu công ty phần cứng HP tại nhà để xe. Hai người có 538 USD để xây dựng công ty và chia nhau tiền thuê nhà 45 USD/tháng.

Với nghiên cứu được thực hiện từ thời gian học tại Stanford, bao gồm dự án tốt nghiệp “dao động điện trở” của Hewlett, hai người bắt tay vào làm việc.

Nay nhà để xe cũ của hai người còn có biệt danh là “Nơi sinh ra Thung lũng Silicon”, và HP thì có vốn hóa thị trường là 24 tỷ USD.

Một vài công ty nổi tiếng có nhà sáng lập từng học tại Stanford khác bao gồm StubHub, WhatsApp, Netflix, LinkedIn, Sun Microsystems, Trulia, Snapchat, Cisco, PayPal, YouTube và tập đoàn Charles Schwab.