Hoạt động xuất khẩu gạo tại Việt Nam đang trên đà khởi sắc. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến quý IV năm 2023, Việt Nam dự kiến xuất khẩu 6,5 đến 6,7 triệu tấn gạo, kim ngạch xuất khẩu lên tới khoảng 4 tỷ USD.
Các thị trường xuất khẩu gạo hàng đầu của Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam đang xuất khẩu gạo sang khoảng 30 nước trên thế giới. Trong đó, Philippines vẫn giữ vững vị trí là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm 40,3% tổng lượng gạo xuất khẩu và theo sau là Trung Quốc (13,5%) và Indonesia (12,4%).
Ngoài ra, Việt Nam cũng xuất khẩu gạo sang nhiều quốc gia khác như Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Ghana, Senegal, và các quốc gia trong khu vực Châu Phi và Châu Âu.
Có thể nói, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam vô cùng đa dạng và tiềm năng. Với ưu thế là một trong các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, Việt Nam đặt mục tiêu phát triển ở những quốc gia đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm từ đó đặt bàn đạp để mở rộng thị trường và gia tăng giá trị sản xuất.
Nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu
Để xuất khẩu gạo sang Mỹ thành công, việc nâng cao chất lượng là vô cùng quan trọng. Mỹ là một thị trường có các quy định chặt chẽ về chất lượng và an toàn thực phẩm. Các doanh nghiệp Việt Nam cần đảm bảo rằng gạo xuất khẩu đáp ứng được các tiêu chuẩn về hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất và các chất phụ gia.
Trong vấn đề quản lý chuỗi cung ứng, doanh nghiệp cần quản lý điều kiện vận chuyển, bảo quản và lưu trữ gạo để đảm bảo không có sự hư hỏng hay mất mát chất lượng trong quá trình vận chuyển.
Ngoài ra, việc tương tác chặt chẽ với khách hàng Mỹ để hiểu và đáp ứng yêu cầu của họ về chất lượng gạo cũng rất quan trọng.
Nâng cao chất lượng gạo là một quá trình liên tục và đòi hỏi sự cam kết từ phía nhà sản xuất, cơ quan chức năng và ngành công nghiệp nông nghiệp Việt Nam. Điều này sẽ giúp tăng cường sự tin tưởng và thúc đẩy xuất khẩu gạo sang Mỹ.
Cơ hội xuất khẩu gạo sang Mỹ của Việt Nam
Mỹ là một trong những quốc gia tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới. Nhu cầu tiêu thụ gạo tăng do sự thay đổi về thị hiếu của người tiêu dùng dẫn đến sự gia tăng về sản lượng nhập khẩu gạo của đất nước này.
Trong vòng 8 tháng đầu năm 2022, Mỹ đã nhập khẩu hơn 900 nghìn tấn gạo từ các nước trên thế giới, tăng gần 38% khối lượng so với cùng kỳ năm trước đó theo số liệu của Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ (USITC).
Đáng nói là trong nửa đầu năm 2022, xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Mỹ tăng 71% so với cùng kỳ năm 2021. Điều này cho thấy đây là một cơ hội vô cùng tiềm năng cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam gia nhập thị trường Mỹ.
Bên cạnh nhu cầu tiêu thụ gạo gia tăng, xu hướng chuộng gạo Việt của người tiêu dùng Mỹ cũng đáng được chú ý.
Hiện tại, 30% sản lượng gạo tiêu thụ của Mỹ đến từ các doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó phải kể đến loại gạo Jasmine và gạo ST25 nổi tiếng là những loại gạo cao cấp, có hương thơm tự nhiên của Việt Nam. Gạo có hương vị tinh tế và phong phú về chủng loại, đã đáp ứng nhu cầu đa dạng và thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ cũng như góp phần nâng cao danh tiếng, giá trị gạo Việt Nam trên trường quốc tế.
Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay
Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Trong những năm gần đây, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã tăng đáng kể và đạt được thành tựu nổi bật.
Cụ thể, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu gạo tính đến tháng 9 năm 2023 đạt tới 3,66 tỷ USD, tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Kỷ lục này đã vượt kỷ lục mà xuất khẩu gạo Việt Nam đạt được vào năm 2011 (3,65 tỷ USD) với sản lượng gạo cần phải sản xuất thấp hơn 0,5 triệu tấn so với năm 2011.
Thách thức mà các doanh nghiệp gặp phải
Tiềm năng đối với việc xuất khẩu gạo sang Mỹ là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với một số thách thức.
Thứ nhất, xuất khẩu gạo Việt Nam gặp áp lực cạnh tranh về giá đến từ Thái Lan và Ấn Độ do giá gạo xuất khẩu của hai nước này đang trên đà giảm.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), chỉ tính riêng trong nửa đầu tháng 10/2023, giá gạo 5% tấm của Thái Lan đã giảm khoảng 12 USD xuống còn 578 USD. Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam tăng khoảng 6 USD lên 618 USD. Như vậy, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của hai nước đang chênh nhau khoảng 40 USD. Điều này có thể dẫn đến kịch bản nhu cầu tiêu thụ gạo giảm đối với Việt Nam.
Thứ hai, cước phí vận chuyển tăng cao cũng là một vấn đề khiến doanh nghiệp Việt Nam ngần ngại trong việc ký hợp đồng xuất khẩu gạo.
Do ảnh hưởng từ dịch COVID-19, cước vận chuyển đi châu Âu đã tăng 12-13 lần từ năm 2020 làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các ngành hàng tại Việt Nam trong đó có ngành xuất khẩu gạo.
Hội nhập xu hướng xuất khẩu gạo qua thương mại điện tử
Xu hướng xuất khẩu qua các sàn thương mại điện tử đã trở nên phổ biến đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Trong năm 2022, xuất khẩu qua thương mại điện tử của Việt Nam đạt khoảng 3,5 tỷ USD và đang trên đà tăng mạnh. Điều này cho thấy việc xuất khẩu gạo qua thương mại điện tử là lĩnh vực có triển vọng mà các doanh nghiệp có thể khai thác.
Một trong những sàn thương mại lớn nhất thế giới là Amazon đang thu hút rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh các mặt hàng khác nhau. Amazon dự báo doanh thu thương mại điện tử đến từ các doanh nghiệp Việt Nam có thể lên tới 11 tỷ USD trong 3 năm tới.
Việc xuất khẩu gạo Việt Nam hội nhập xu hướng xuất khẩu qua thương mại điện sẽ mở ra cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế nói chung và thị trường Mỹ nói riêng cho sản phẩm gạo Việt Nam.
Đọc thêm: Cập nhập: Ứng dụng thương mại điện tử trong xuất nhập khẩu 2023
Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong những năm vừa qua và đang có xu hướng mở rộng sang những thị trường “khó tính” như Mỹ.
Bên cạnh những cơ hội do nhu cầu tiêu thụ gạo của người tiêu dùng Mỹ tăng cao cũng như xu hướng sử dụng gạo Việt của họ, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải đối mặt với những thách thức về cạnh tranh giá cả và cước phí vận chuyển cao.
Từ đó, doanh nghiệp cần hướng tới những giải pháp mang tính toàn diện như nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường xúc tiến thương mại và hội nhập xu hướng xuất khẩu qua thương mại điện tử để góp phần mở rộng thị trường và gặt hái được nhiều thành công cho nền xuất khẩu gạo nước nhà.
Theo dõi blog AGlobal để đón đọc nhiều thông tin bổ ích nhé.
Đồng hành cùng doanh nghiệp bán hàng hiệu quả trên Amazon. Kết nối với chúng tôi Tại đây để nhận tư vấn 1-1 miễn phí từ những chuyên gia hàng đầu của AGlobal.
AGlobal - Đối tác quản lý tài khoản, quảng cáo và giáo dục của Amazon tại Việt Nam, giúp hơn 200+ đơn vị xuất khẩu hàng hóa đơn giản, tinh gọn và hiệu quả.
Năm 2023, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam thu về 845 triệu USD, giảm 17% so với năm trước, trong đó Mỹ chiếm 39% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Theo VASEP, Mỹ là thị trường xuất khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam năm 2023 với 327 triệu USD, giảm 33% so với năm trước. Sau khi tăng trưởng liên tục trong tháng 10 và 11, xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ đã giảm nhẹ 1% trong tháng 12, còn 25 triệu USD.
Cùng với Mỹ, thị trường nhập khẩu cá ngừ đơn lẻ lớn thứ 2 của Việt Nam là Israel cũng giảm 6% trong tháng 12/2023. Dù vậy, tính chung cả năm 2023 xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này vẫn tăng 37%, đạt hơn 50 triệu USD.
Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang EU chỉ tăng nhẹ 6% so với năm 2022, đạt 176 triệu USD. Tại khối thị trường này, Italy vẫn là thị trường điểm sáng với tốc độ tăng trưởng “phi mã”, tăng 361% so với năm 2022.
Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang Canada đạt 34 triệu USD năm 2023, giảm 35% so với năm trước; Nhật Bản đạt 33 triệu USD, giảm 21%; Thái Lan đạt 29 triệu USD, tăng 2%...
Sang năm 2024, theo VASEP, đây sẽ là năm có nhiều khó khăn, nhất là việc Ủy ban châu Âu (EC) duy trì giữ cảnh báo thẻ vàng đối với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam. Ngoài ra, giá cá ngừ nguyên liệu trên thị trường thế giới đã giảm nhiệt, tuy nhiên căng thẳng tại Biển Đỏ đã khiến giá cước vận tải tăng cao sẽ khiến cho giá cá ngừ thành phẩm vẫn sẽ cao.
Trong khi đó, lạm phát ở các nước lớn đã được kiềm chế, kinh tế thế giới đã thoát đáy nhưng phục hồi chậm nên nhu cầu nhập khẩu cá ngừ tại nhiều nước chưa có dấu hiệu hồi phục. Cạnh tranh tại các thị trường ngày càng gay gắt và lượng tồn kho của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cao. VASEP cho rằng, tất cả các yếu tố này sẽ kìm hãm sự phục hồi xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam năm 2024.
(TTĐN) - Một điểm sáng trong quan hệ thương mại Việt Nam - Philippnes là hợp tác trong lĩnh vực gạo. Đặc biệt, Việt Nam luôn cảm ơn Philippines đã lựa chọn gạo Việt Nam làm thực phẩm chính cho khẩu phần hàng ngày và đảm bảo an ninh lương thực trong nước. Chính vì vậy, Việt Nam luôn xác định Philippines là một trong những thị trường xuất khẩu gạo quan trọng hàng đầu.
Bốc xếp gạo Việt Nam xuất khẩu. (Ảnh minh họa: TTXVN)
Thông tin này được Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh tại buổi tiếp và làm việc với ngài Francisco Tiu Laurel Jr. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Philippines, góp phần vào sự thành công của chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Philippines từ ngày 29-30/1/2024.
Hiện nay, Philippines là đối tác thương mại lớn thứ 6 trong ASEAN và lớn thứ 16 trên thế giới của Việt Nam, đồng thời tiếp tục là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Năm 2023, mặc dù tình hình thị trường khu vực và thế giới gặp nhiều khó khăn, kim ngạch thương mại hai chiều vẫn đạt 7,8 tỷ USD, chỉ giảm 0,1%.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã gửi lời chúc mừng ngài Francisco Tiu Laurel Jr. được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp từ tháng 11/2023 và tin tưởng rằng với sự ủng hộ và hợp tác chặt chẽ của Bộ trưởng Francisco Tiu Laurel Jr., hai bên sẽ có thêm nhiều hoạt động hợp tác thiết thực trong thời gian tới.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, chuyến thăm và làm việc của Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines tại Bộ Công Thương lần này có ý nghĩa quan trọng, không chỉ củng cố, thúc đẩy quan hệ thương mại, thúc đẩy hợp tác phát triển thị trường cho mặt hàng nông sản và nhất là hợp tác thương mại gạo.
Cùng đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhận định mối quan hệ tốt đẹp, truyền thống và hữu nghị giữa Việt Nam và Philippines luôn phát triển thuận lợi trong thời gian qua. Việt Nam và Philippines đều là đối tác thương mại quan trọng của nhau tại Đông Nam Á.
Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Philippines tại Hà Nội từ ngày 29-30/1/2024, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Philippines sẽ ký Bản ghi nhớ về hợp tác thương mại gạo. Đây là một văn kiện quan trọng, đưa ra những định hướng lớn và một số hoạt động phối hợp giữa hai bên nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác trong lĩnh vực thương mại gạo trong giai đoạn 5 năm tới.
Đáng lưu ý, trong bối cảnh năm 2023 vừa qua, tình hình sản xuất lương thực và thương mại gạo toàn cầu tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường do tác động của nhiều yếu tố như lệnh cấm xuất khẩu gạo tại một số quốc gia như Ấn Độ, Nga, Các tiểu Vương quốc Ả rập (UAE), biến đổi khí hậu, El Nino, xung đột, căng thẳng địa chính trị…
Việc hai bên thúc đẩy, ký kết MOU hợp tác thương mại gạo trong chuyến thăm của Tổng thống Philipines đến Việt Nam lần này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, không chỉ là minh chứng cho mối quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp giữa hai nước mà còn có ý nghĩa thiết thực để đảm bảo nhu cầu của hai nền kinh tế.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị, hai Bộ trưởng thống nhất ngay sau khi Bản ghi nhớ về hợp tác thương mại gạo được ký kết và có hiệu lực, hai bên sẽ giao nhiệm vụ cho các đơn vị đầu mối tích cực trao đổi, xây dựng kế hoạch phối hợp để triển khai Bản ghi nhớ.
Bên cạnh thương mại gạo, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng đề nghị Bộ trưởng Nông nghiệp Philippines tích cực chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của Việt Nam để triển khai các thủ tục về biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), sớm mở cửa thị trường cho các mặt hàng trái cây và sản phẩm thịt gia súc, gia cầm của nhau.
Nhấn mạnh về việc tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho thương mại nông sản, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị hai bên tận dụng các cơ chế hợp tác song phương hiện có, đặc biệt là cơ chế Tiểu ban thương mại hỗn hợp Việt Nam – Philippines.
Đáp lại những chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Philippines Francisco Tiu Laurel Jr. cảm ơn Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã dành thời gian tiếp và làm việc với đoàn.
Nhất trí với những đánh giá của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về tiềm năng của hai bên trong việc thúc đẩy thương mại nông sản, liên quan đến thương mại gạo, Bộ trưởng Philippines Francisco Tiu Laurel Jr.cho biết, hiện nay gạo Việt Nam đã chiếm 85% thị trường gạo nhập khẩu của Philippines.
Phía bạn đề nghị Việt Nam chia sẻ về dự báo tình hình sản xuất lúa gạo trong năm tới và đề nghị Việt Nam tiếp tục duy trì ổn định việc xuất khẩu gạo sang Philippines.
Phản hồi với phía Philippines, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã thông tin một số dự báo về tình hình sản xuất lúa gạo trong năm nay và khẳng định Việt Nam là một trong số các quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Việt Nam luôn sẵn sàng cung ứng gạo ổn định và lâu dài cho thị trường Philippines.
Kết thúc buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cảm ơn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Philippines và đoàn đã đến và làm việc với Bộ Công Thương.
Uyên Hương Nguồn: baotintuc.vn