Tâm lý học là lĩnh vực ngày càng được quan trong trong những năm gần đây. Hiện nay cũng có khá nhiều cơ sở giáo dục Đại học tại Việt Nam thực hiện giảng dạy chuyên ngành này. Ngành tâm lý học có dễ xin việc không là câu hỏi của nhiều sinh viên trước ngưỡng của lựa chọn định hướng tương lai. Tuy nhiên nếu thực sự không nắm vững kiến thức thì bất cứu ngành nghề nào cũng có thể thất nghiệp. Cùng Bizbooks tìm hiểu về những cơ hội cho người cầm bằng tâm lý học trong bài viết dưới đây nhé.

Ngành Tâm lý học là gì? Có dễ xin việc không?

Trước khi quyết định theo đuổi một ngành nghề nào đó chắc rằng các bạn sẽ tìm hiểu sơ lược những thông tin liên quan đến ngành đó ra sao. Cụ thể trong ngành này câu hỏi đầu tiên đặt ra chính là Tâm lý học là gì? Hiểu một cách đơn giản, Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu về các hiện tượng tâm lý, bao gồm nghiên cứu về tâm trí và hành vi, về mọi mặt của ý thức, vô thức và tư duy. Tâm lý học là bộ môn học thuật thuộc khoa học xã hội, tìm hiểu về các cá nhân và các nhóm bằng cách thiết lập những nguyên tắc chung và nghiên cứu những trường hợp cụ thể.

Cơ hội nghề nghiệp trong ngành Tâm lý học là rất đa dạng

Cùng với xu hướng xã hội ngày càng quan tâm đến đời sống tinh thần con người, cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực tâm lý rất đa dạng. Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể đảm trách nhiều công việc khác nhau: giảng dạy và nghiên cứu tâm lý học tại các trường đại học, cao đẳng, trung tâm, viện nghiên cứu; chuyên viên tư vấn tâm lý tại các công ty, trường học, trung tâm, đài phát thanh, đài truyền hình; chuyên viên trị liệu tâm lý tại bệnh viện;... Đặc biệt, nếu bạn có năng khiếu diễn đạt thì mơ ước trở thành chuyên gia dạy kỹ năng mềm hay nhà diễn thuyết nổi tiếng sẽ là hiện thực trong tầm tay.

Mức lương ngành tâm lý học giao động như thế nào?

Ngoài việc được làm việc trong lĩnh vực mà mình đam mê và yêu thích thì mỗi cá nhân cũng cần phải có nguồn thu nhập để đáp ứng những nhu cầu khác trong cuộc sống. Nhất là trong thời đại ngày nay, nhu cầu của con người không chỉ dừng lại ở việc có ăn có mặc mà phải là ăn ngon mặc đẹp do đó ai cũng mong muốn tìm được công việc với mức thu nhập cao và ổn định.

Tại Việt Nam, mức lương của ngành Tâm lý học có sự dao động tuỳ thuộc vào lĩnh vực chuyên môn, kinh nghiệm làm việc và địa điểm công tác. Dưới đây là tổng hợp mức lương trung bình với các vị trí trong chuyên ngành tâm lý học mà bạn có thể tham khảo.

Có thể thấy thu nhập của ngành này khá cao so với các ngành khác. Ngành này cũng có xu hướng tăng cao doanh thu khi mà vị trí cũng như kinh nghiệm được nâng cao trong quá trình công tác.

Các nhà tâm lý học cũng hoàn toàn có thể trở thành các nhà viết sách để chia sẻ những kiến thức tâm lý giúp bạn đọc có thể hiểu hơn về bản chất con người trong cuộc sống này.

Hãy tham khảo thêm: Tủ sách tâm lý học của Bizbooks

Với sự phát triển của xã hội, sức khỏe thể chất và tinh thần là yếu tố được quan tâm rất lớn. Xu hướng nghiên cứu và học tập của ngành tâm lý học tại Việt Nam ngày càng mở rộng với người học. Mong rằng những thông tin từ bài viết là câu trả lời chi tiết cho câu hỏi ngành tâm lý học có dễ xin việc không, đồng thời cũng nguồn tham khảo hữu ích với bạn trong quá trình lựa chọn định hướng của bản thân.

Trong cuộc sống hiện đại đầy áp lực kéo theo những căn bệnh thời đại như: Trầm cảm, stress, rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi,... trở nên phổ biến. Chính vì vậy, ngành Tâm lý học đã trở thành một ngành học không thể thiếu, giúp con người cân bằng lại cảm xúc, nâng cao chất lượng cuộc sống. Vậy, "Học ngành Tâm lý học có dễ xin việc làm không?" Chúng ta hãy cùng tham khảo ở bài viết dưới đây nhé!

Ngành tâm lý học có dễ xin việc không?

Ngành tâm lý học được coi là ngành có tiềm năng làm việc cao, tuy nhiên mức độ xin việc của người tốt nghiệp ngành này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như định hướng chuyên ngành và kỹ năng thực tế người này có được từ trên trường lớp cũng như trong thực tế.

Các lĩnh vực cần đến nguồn nhân lực tâm lý học như tư vấn tâm lý, trị liệu và tâm lý học giáo dục đang có nhu cầu lớn, đặc biệt là trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày càng quan tâm đến những vấn đề liên quan đến sức khỏe tinh thần.

Một số lĩnh vực khác cần đến tâm lý học ứng dụng như nhân sự, tiếp thị, nghiên cứu thị trường ngày càng sôi động. Tuy nhiên để có thể tìm việc dễ dàng hơn, người học ngành này cần chủ động học hỏi, tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn, có bằng cấp cao, kỹ năng thực hành tốt cùng với đó là khả năng thích ứng với nhiều công việc khác nhau. Như vậy có thể nói, câu hỏi ngành tâm lý học có dễ xin việc không khá khó trả lời bởi nó tùy thuộc vào năng lực và trình độ của mỗi cá nhân.

Cơ hội việc làm ngành Tâm lý học

Sau khi tốt nghiệp ngành Tâm lý học bạn có thể đảm nhận các vị trí như:

Chuyên viên tư vấn tâm lý tại các công ty, trường học, trung tâm, đài phát thanh, đài truyền hình,...

Chuyên viên trị liệu tâm lý tại các bệnh viện

Chuyên viên phụ trách các bộ phận nhân sự, quảng cáo – marketing, quan hệ khách hàng, chăm sóc khách hàng,... trong các doanh nghiệp

Giảng dạy, nghiên cứu tâm lý trong các trường đại học, cao đẳng, trung tâm, viện nghiên cứu

HUTECH có định hướng đào tạo ngành Tâm lý học theo hướng đề cao tính ứng dụng

Hiện nay, đối với trình độ đại học, có thể kể đến một số trường đại học đào tạo uy tín như: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), Đại học Sư phạm TPHCM,.... Tại đây, sinh viên khi theo học ngành Tâm lý học sẽ được đào tạo kiến thức cơ bản về các lĩnh vực như tâm lý tư vấn, tâm lý học đường, tâm lý xã hội, tâm lý học quản trị kinh doanh, tâm lý học quản lý, tâm lý học lao động,… Sinh viên tốt nghiệp có kiến thức khoa học và kỹ năng thực tiễn về tâm lý học, biết áp dụng chuyên môn trong nghiên cứu và thực hành nghề nghiệp; vận dụng tốt kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, phản hồi; có thái độ thận trọng, tận tâm, trách nhiệm trong công việc.

Chẳng hạn, tại Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) có định hướng đào tạo ngành Tâm lý học theo hướng đề cao tính ứng dụng, gắn kết chặt chẽ với nhu cầu thực tiễn xã hội hiện đại nên thường xuyên có những hoạt động, chương trình để sinh viên ngành này được phát triển toàn diện về năng lực chuyên môn và kỹ năng mềm cần thiết.  Qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn có thể hiểu hơn về Ngành Tâm lý học cũng như trả lời được câu hỏi "Học ngành Tâm lý học có dễ xin việc làm không"?  Để có thêm những thông tin hữu ích khác, bạn có thể truy cập vào website của trường quan tâm để biết về mục tiêu đào tạo, cơ hội việc làm, tố chất phù hợp với ngành,…sẽ luôn là điều cần thiết giúp bạn đến với giấc mơ nghề nghiệp của mình tự tin và chủ động hơn.

TT. Marketing & Phát triển thương hiệu

Ngành tâm lý học đào tạo gì? Học tâm lý học ra trường làm gì?

Để trả lời cho câu hỏi ngành tâm lý học có dễ xin việc không thì cần phải xác định đến nhiều yếu tố khác nhau như chương trình học của ngành này có tính ứng dụng trong xã hội với nhu cầu lớn không.

Chương trình học tâm lý học rất đa dạng, tùy thuộc vào các mảng nhỏ trong lĩnh vực tâm lý học. Người ta thường chia nhỏ tâm lý học thành những mảng nhỏ sau: tâm lý học lâm sàng, tâm lý giáo dục, tâm lý học xã hội, tâm lý học hành vi và nhiều mảng khác nữa, hành vi cũng như là nhận thức của một con người. Ngành tâm lý học được ứng dụng ở rất nhiều mảng trong đời sống xã hội từ kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế,...

Trong lĩnh vực tâm lý học, người ta chia ra thành các mảng nhỏ như: tâm lý học lâm sàng, tâm lý học giáo dục, tâm lý học xã hội, tâm lý học hành vi và nhiều mảng khác.