Cùng thương hiệu thời trang cao cấp Aristino xem tuổi xông nhà 2024 chi tiết để có thể xông đất đầu năm, mang đến may mắn, tài lộc cho gia chủ

Cách xem tuổi xông nhà 2024 mang lại may mắn cho gia chủ

Dưới đây là bảng xem tuổi xông nhà 2024 theo từng con giáp và dựa trên Tam hợp, Lục hợp với tuổi của gia chủ:

Trong năm Giáp Thìn 2024, gia chủ tuổi Giáp Thìn cũng không nên chọn các tuổi người xông đất sau để tránh mất tài lộc và không được thuận lợi trong làm ăn, kinh doanh vào năm mới: Mậu Tuất 1958, Giáp Thìn 1964, Ất Dậu 1945, Mậu Ngọ 1978, Đinh Mão 1987, Nhâm Dần 1962 (Xấu), Giáp Ngọ 1954 (Xấu), Bính Ngọ 1966 (Xấu), Tân Hợi 1971 (Xấu), Giáp Dần 1974 (Xấu).

Chọn người hợp tuổi, hợp mệnh với gia chủ và hợp năm Giáp Thìn

Theo tử vi, phong thủy được xác định như sau:

Thuyết Ngũ hành: Chọn người xông nhà/xông đất tương sinh với mệnh của mình theo quy luật: Mộc - Hỏa, Hỏa - Thổ, Thổ - Kim - Kim - Thủy - Thủy - Mộc. Nếu gia chủ mệnh Hỏa thì nên chọn người xông đất thuộc mệnh Thổ theo quy luật tương sinh để mang đến nhiều may mắn trong năm mới.

Theo Thiên can: Mang đến sự tương hỗ, thuận hòa cho gia chủ. Do đó, gia chủ nên chọn người xông đất có Thiên can tương sinh với Thiên can của mình. Các Thiên can tương sinh gồm có: Giáp Mộc – Bính Hỏa, Ất Mộc – Đinh Hỏa, Bính Hỏa – Mậu Thổ, Đinh Hỏa – Kỷ Thổ, Mậu Thổ – Canh Kim, Kỷ Thổ – Tân Kim, Canh Kim – Nhâm Thuỷ, Tân Kim – Quý Thuỷ, Nhâm Thuỷ – Giáp Mộc, Quý Thuỷ – Giáp Mộc, Quý Thuỷ – Ất Mộc.

Theo Địa chi: Tương tự như Ngũ hành và Thiên can, gia chủ nên chọn người xông đất hợp với Địa chi của mình theo bộ nhị hợp: Dần – Hợi, Sửu – Tý, Tuất – Mão, Tỵ – Thân, Dậu – Thìn, Ngọ – Mùi. Các cặp địa chi theo bộ tam hợp gồm: Dần – Ngọ – Thân, Thân – Tý – Thìn, Tỵ – Dậu – Sửu, Hợi – Mão – Mùi.

Chọn người có sức khỏe và đạo đức tốt

Theo quy luật xem tuổi xông nhà, gia chủ nên chọn những ai có sức khỏe tốt, tính tình vui vẻ, hòa đồng thì mới mang lại bầu không khí tích cực ngay ngày đầu năm. Dân gian cho rằng, ngày đầu năm nhà nào nở rộ tiếng cười, vui vẻ sẽ được hòa thuận, thu hút tài lộc, vận khí, may mắn trong suốt một năm đó.

Nguyên tắc chọn người xông đất năm 2024

Để chọn người xông đất năm 2024 mang đến tài vận, may mắn, hòa thuận cho gia đình gia chủ cả năm Giáp Thìn thì bạn hãy dựa vào các nguyên tắc dưới đây:

Chọn người có sự nghiệp phát triển hoặc ổn định, đạt được thành công

Nếu muốn năm mới sự nghiệp hanh thông, công thành danh toại, tài lộc vượng phát, địa vị thăng hoa, gia chủ nên chọn người có công việc ổn định, thu nhập cao, thành công và có nhiều cơ hội thăng tiến. Bên cạnh đó, gia chủ còn cần tìm người có tinh thần cầu tiến, luôn nỗ lực đạt mục tiêu và có nhiều đồng nghiệp, bạn bè, mối quan hệ rộng rãi ở nhiều lĩnh vực cũng như khả năng giao tiếp tốt.

Vì sao cần xem tuổi xông nhà năm 2024?

Xông nhà là một nét đẹp truyền thống của dân tộc ta vào mỗi dịp Tết đến, xuân về. Hành động này như một lời chúc phúc và gắn kết tình cảm của người với người, kết nối giữa gia đình này với gia đình khác trong dòng họ. Ngay từ thuở xa xưa, người Việt đã có quan niệm cần phải chọn người xông đất phù hợp - tức người đầu tiên đến thăm nhà vào ngày đầu năm nhằm đạt được may mắn, thành công suốt cả năm.

Việc chọn người xông đất không chỉ dựa vào tuổi có hợp với gia chủ hay không mà còn liên quan đến mệnh trong Ngũ hành. Ngoài tuổi tác, gia chủ và người xông đất cần phải có sự hòa hợp về mệnh để tạo ra không khí tích cực, tốt lành cho cả gia đình trong một năm.

Vào thời đại ngày nay, dù con người đang theo lối sống hiện đại nhưng văn hóa xông đất vẫn được duy trì, thể hiện nét đẹp truyền thống của dân tộc ta. Đây không chỉ là dịp để các thế hệ gia đình kết nối nhau, thể hiện tình làng nghĩa xóm với nhau mà còn là lòng tri ân, chia sẻ niềm vui trong ngày lễ quan trọng bậc nhất của Việt Nam. Vì vậy, việc chọn người xông đất chính là nghi lễ trang trọng, gắn kết tình cảm gia đình của mỗi con người.

Người xông đất cần hợp mệnh, hợp tuổi và hợp hướng đất với gia chủ

Vậy, người xông đất như thế nào là phù hợp? Không chỉ hợp tuổi, hợp mệnh mà người được chọn xông nhà còn cần có phẩm chất tích cực. Gia chủ nên ưu tiên chọn những ai tốt vía, tính tình lạc quan, khỏe mạnh, sự nghiệp thành công để mang đến những điều tốt đẹp, may mắn và phú quý cho cả gia đình. Nếu gia đình đang trong quá trình để tang thì nên kiêng đến nhà người khác vào ngày đầu năm để tránh mang đến điều tiêu cực, xui rủi, vận xấu trong năm mới.

Theo phong thủy, việc chọn người xông nhà cần tuân theo nguyên tắc Ngũ hành, Thiên can, Địa chi để đảm bảo sự hài hòa, cân bằng năng lượng trong nhà. Dưới đây là một số nguyên tắc trong việc xem tuổi xông nhà vào ngày đầu năm:

Ngũ hành tương sinh: Người xông đất cần có mệnh tương sinh với mệnh gia chủ, chẳng hạn như người xông đất mệnh Thủy - gia chủ mệnh Mộc (Thủy sinh Mộc) hoặc người xông mệnh Mộc - gia chủ mệnh Hỏa (Mộc sinh Hỏa),... Điều này sẽ mang đến các điều tích cực, tốt lành cho gia chủ.

Thiên can tương sinh: Xem xét về Thiên can khi chọn người xông nhà cũng mang lại cho gia chủ những điều tích cực. Nếu Thiên can của người xông tương sinh với gia chủ sẽ mang lại sự tương hỗ, hòa thuận.

Địa chi tương sinh: Người xông nhà cần có địa chi tương sinh với địa chi của gia chủ, chẳng hạn như nhà của gia đình ở hướng Tây Nam thì địa chỉ của người xông phải có liên kết tích cực với hướng này.

Tương sinh với năm xông nhà: Đây cũng là nguyên tắc quan trọng để xem xét đến nguyên tắc Ngũ hành, Thiên can, Địa chỉ nhằm đảm bảo sự hài hòa cho người xông.

Theo phong thủy, các nguyên tắc chọn người xông nhà kể trên là một cách để thu hút, duy trì năng lượng tích cực trong mỗi ngôi nhà, góp phần gia tăng thịnh vượng, may mắn, tài lộc của gia chủ. Dù vậy, đây chỉ là một khía cạnh phong thủy và không phải là toàn bộ những yếu tố tác động đến đời sống, sự nghiệp, công danh của gia chủ trong một năm. Do đó, chúng ta chỉ nên tham khảo và không quá cứng nhắc, to tiếng trong năm mới để tránh mang đến bầu không khí bất hòa, cãi vã mà mất đi mối quan hệ tình thân, tình làng nghĩa xóm.

Người xông đất phù hợp sẽ mang đến may mắn, tài lộc, thịnh vượng cả năm cho gia chủ

Không chọn người đang ở cữ hay chịu tang

Theo quan niệm của ông cha ta thời xa xưa, những ai đang chịu tang hoặc đang ở cữ thì không nên xông đất người khác. Rất đơn giản, trong hoàn cảnh đó, năng lượng của họ không tốt nên nếu xông nhà đầu năm sẽ khiến gia chủ gặp điều không may mắn.

Law Net

When you use information and services on WEBSITE Law Net , you accept this Agreement, including any changes thereafter.

Content on WEBSITE Law Net is legal documents and legal knowledge. You accept to use the service as you accept to use the current form and content.WEBSITE Law Net does not arise liability to the user when the wrong application of the law occurs.

When you reuse for non-commercial purposes the information from WEBSITE Law Net , it is necessary to specify the source: "According to Lawnet.vn".

Services provided by WEBSITE Law Net include:

When using WEBSITE Law Net requires you to register a Subscriber Name, Password, and some personal information before use. This information must be accurate, because it directly affects your interests.

When the user wants to change the registered information (Subscriber's name, user name, Email,...), the user must change in the Account information section;

You keep your Username and Password confidential. WEBSITE Law Net will not be responsible in cases where the password is changed due to disclosure by the user, or for many people to use together.

Each Subscriber Name is registered for a specific individual or unit. Therefore, WEBSITE Law Net have limited rights at a time then 1 Personal Subscription Only 1 person can use it. For Business Subscription then the number of users at a time will be registered by you.

Your rights are limited by the following provisions:

Part 5: Limitation of Liability of WEBSITE Law Net

Not responsible for any loss, liability, or damage resulting from your error.

Not responsible for any loss, liability, or damage resulting from another website that links directly or indirectly from WEBSITE Law Net , or the content of such websites.

Not responsible for any claims, damages caused as a result of, or arising out of, in connection with the use or inability to use the WEBSITE Law Net .

In addition to the above limits, if there is a legal obligation that WEBSITE Law Net has to bear and compensate, it will be equal to the fee you pay the last time (the last time).

WEBSITE Law Net has the right to apply measures to handle violations that are allowed by law if you violate the provisions of this General Agreement.

This Agreement is governed by the laws of Vietnam. Any acts giving rise to liability and claims in connection with this Agreement shall be settled in the competent People's Court.

Notices and disclaimers on the WEBSITE Law Net are subsequently added to the Agreement.

If any provision of this Agreement, as well as subsequent notices and warnings, is unlawful, void and/or unenforceable, then that provision shall be deemed separate from those provisions. remainder of the Agreement, and without prejudice to the validity or enforceability of the remaining provisions.

This Agreement entered into force on October 15, 2015.

Thông tin Khánh Vy sinh năm bao nhiêu vẫn đang là câu hỏi lớn của khán giả, khi mà có nơi ghi cô nàng sinh năm 1998, có nơi lại ghi năm 1999.

Mới đây, phía Ban tổ chức cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia đã chính thức xác nhận Khánh Vy "7 thứ tiếng" sẽ tiếp bước MC Diệp Chi để trở thành người dẫn chương trình của cuộc thi năm thứ 22 cùng MC Ngọc Huy. Thông tin này khiến không ít người, đặc biệt là "fan cứng" của Khánh Vy cảm thấy thích thú và hào hứng.

Tuy nhiên, thông tin "Khánh Vy sinh năm 1999" mà Ban tổ chức đưa ra trên fanpage đã dấy lên nhiều thắc mắc không biết "Khánh Vy sinh năm 1999 hay 1998?". Bởi vì, vào năm ngoái cô bạn đã tốt nghiệp Học viện Ngoại giao với thời gian học 4 năm.

Như vậy, với cách tính thông thường, nhiều người cũng đoán Vy sinh năm 1998 (năm ngoái là năm thế hệ 1998 tốt nghiệp đại học). Bên cạnh đó, khi tra thông tin của cô gái này trên Google thì kết quả trả về là Khánh Vy sinh ngày 21/8/1998.

Nhưng sự thực là Khánh Vy "hot girl 7 thứ tiếng" sinh năm 1999 nha mọi người! Điều này đã được chính cô nàng xác nhận trên trang cá nhân của mình. Cô ghi luôn trên tiểu sử rằng: "Trần Khánh Vy (1999) - Hot girl 7 thứ tiếng - MC tiếng Anh VTV7 - YouTube Khánh Vy - Tác giả sách".

Ở dưới phần bình luận, chính chương trình Đường lên đỉnh Olympia cũng lên tiếng xác thực thông tin này. Vậy là Khánh Vy đã đi học sớm 1 năm nên cũng tốt nghiệp đại học sớm 1 năm đó.

Theo thông tin từ Kenh14 thì cuối tuần này, có thể chương trình sẽ lên sóng số đầu tiên của mùa thứ 22, MC chính thức là Khánh Vy và Ngọc Huy. Hiện tại nữ MC đang ghi hình cho các số phát sóng của Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 22.

Cô nàng tài năng này đang rất được mong chờ khi luôn gắn liền với hình ảnh MC duyên dáng, tài năng và thông minh. Khánh Vy đã từng dẫn nhiều chương trình trên kênh VTV7 như IELTS On The Go, Follow Us, Crack’em up, English in a minute, 8 IELTS,... khi đảm nhiệm vai trò mới này. Đặc biệt, cô nàng đã xuất sắc lọt Top 5 hạng mục Người dẫn chương trình ấn tượng tại VTV Awards 2020.

Chương trình Đường lên đỉnh Olympia từng có nhiều thế hệ MC được khán giả đặc biệt mến mộ như nhà báo Tạ Bích Loan, nhà báo Tùng Chi, nhà báo Lưu Minh Vũ, MC Kiều Anh, Thanh Vân Hugo,... và gần đây nhất là MC Diệp Chi.

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước số 06/1998-QH10 ngày 20 tháng 5 năm 1998;

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 12 tháng 12 năm 1997;

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 12 năm 1997;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ,

Ban hành kèm theo Nghị định này bản Quy chế Quản lý vay và trả nợ nước ngoài.

Điều 2. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Nghị định số 58/CP của Chính phủ ngày 30 tháng 8 năm 1993.

Điều 3. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

QUY CHẾ QUẢN LÝ VAY VÀ TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI

Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Vay nước ngoài là các khoản vay ngắn, trung hoặc dài hạn (có hoặc không phải trả lãi) do Nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt Nam hoặc doanh nghiệp là pháp nhân Việt Nam (kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) vay của tổ chức tài chính quốc tế, của Chính phủ, của ngân hàng nước ngoài hoặc của tổ chức và cá nhân nước ngoài khác (sau đây gọi tắt là Bên cho vay nước ngoài).

2. Vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn vay đến một năm.

3. Vay trung hoặc dài hạn là các khoản vay có thời hạn vay trên một năm.

4. Vay nước ngoài của Chính phủ là các khoản vay do cơ quan được uỷ quyền của Nhà nước hoặc Chính phủ Việt Nam ký vay với Bên cho vay nước ngoài dưới danh nghĩa Nhà nước hoặc Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Vay nước ngoài của Chính phủ bao gồm các khoản vay ưu đãi Hỗ trỡ phát triển chính thức (ODA), vay thương mại hoặc tín dụng xuất khẩu và vay từ thị trường vốn quốc tế thông qua việc phát hành trái phiếu dưới danh nghĩa Nhà nước hoặc Chính phủ (kể cả trái phiếu chuyển đổi nợ) ra nước ngoài.

5. Vay nước ngoài của các doanh nghiệp là các khoản vay do doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo luật pháp hiện hành của Việt Nam (kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) trực tiếp ký vay với Bên cho vay nước ngoài theo phương thức tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ, hoặc vay thông qua việc phát hành các trái phiếu ra nước ngoài (trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu ngân hàng...).

Vay nước ngoài của các doanh nghiệp bao gồm:

Vay có bảo lãnh của ngân hàng hoặc các hình thức bảo đảm khác được quy định theo Điều 23 Quy chế này;

Vay không có bảo lãnh hoặc bảo đảm.

6. Bảo lãnh vay vốn nước ngoài là cam kết của Cơ quan bảo lãnh với Bên cho vay nước ngoài về việc trả nợ đầy đủ, đúng hạn của Bên đi vay (các doanh nghiệp). Trường hợp Bên đi vay không trả được nợ hoặc trả không đủ nợ khi đến hạn, Cơ quan bảo lãnh sẽ chịu trách nhiệm trả nợ thay cho Bên đi vay.

Bảo lãnh vay vốn nước ngoài có 2 loại:

Bảo lãnh của Chính phủ: do Bộ Tài chính hoặc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được Chính phủ uỷ quyền cấp theo quy chế bảo lãnh của Chính phủ đối với vay vốn nước ngoài.

Các khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ được quản lý như vốn vay của Chính phủ.

Bảo lãnh của ngân hàng: do các ngân hàng của Việt Nam cấp theo Quy chế bảo lãnh và tái bảo lãnh do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định. Các khoản bảo lãnh này không được coi là bảo lãnh của Chính phủ.

7. Thoả thuận cho vay lại bao gồm các Hợp đồng cho vay lại hoặc các Hiệp định phụ cho vay lại giữa cơ quan, tổ chức được Chính phủ giao nhiệm vụ thực hiện việc cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ với các tổ chức, đơn vị trong nước sử dụng nguồn vốn trên. Các điều kiện vay trả của các Thoả thuận cho vay lại có thể khác với các điều kiện vay trả của Hiệp định vay ký với Bên cho vay nước ngoài.

8. Vốn đối ứng trong nước của các dự án sử dụng vốn vay nước ngoài (sau đây gọi tắt là Vốn đối ứng) là phần vốn trong nước cần thiết mà phía Việt Nam phải chi để thực hiện dự án cùng với vốn vay nước ngoài.

Vốn đối ứng có thể là ngoại tệ (tiền đặt cọc, tiền nhập máy móc thiết bị không được sử dụng vốn vay...) hoặc tiền đồng Việt Nam (chi cho khảo sát, thiết kế, đền bù giải phóng mặt bằng, xây lắp, các khoản tiền thuế và bảo hiểm...).

Điều 2. Chính phủ thống nhất quản lý vay, trả nợ nước ngoài của cả nước và phân công nhiệm vụ cho các Bộ như sau:

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm:

Xây dựng chiến lược quốc gia về vay và trả nợ nước ngoài và tổng hợp kế hoạch dài hạn về vay và trả nợ nước ngoài của cả nước phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia từng thời kỳ và chiến lược quốc gia về vay và trả nợ nước ngoài.

Phối hợp với Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong quá trình quản lý nợ nước ngoài ở cấp vĩ mô.

Thực hiện các nhiệm vụ được Chính phủ phân công tại Điều 13 Quy chế quản lý và sử dụng ODA ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 5 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ.

2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm:

Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan xây dựng các chính sách chế độ của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý nợ nước ngoài phù hợp với chiến lược quốc gia về vay và trả nợ nước ngoài và chính sách tài chính quốc gia.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng kế hoạch vay và trả nước ngoài của Chính phủ hàng năm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tổng hợp tình hình thực hiện vay và trả nợ nước ngoài hàng năm của Chính phủ và phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổng hợp tình hình vay và trả nợ nước ngoài hàng năm của cả nước báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Quản lý tài chính đối với các khoản vay nước ngoài của Chính phủ (bao gồm cả vay ưu đãi ODA, vay thương mại của Chính phủ và vay qua phát hành trái phiếu Chính phủ), cấp bảo lãnh Chính phủ cho doanh nghiệp (trừ tổ chức tín dụng) vay vốn nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Tổ chức thực hiện việc trả nợ nước ngoài của Nhà nước và của Chính phủ từ ngân sách Nhà nước.

Thực hiện các nhiệm vụ được Chính phủ phân công tại Điều 14 Quy chế quản lý và sử dụng ODA ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 5 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm:

Quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, cấp bảo lãnh Chính phủ cho các tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn và kiểm tra việc bảo lãnh của các ngân hàng thương mại.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch tổng hạn mức vay thương mại hàng năm của các doanh nghiệp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tổng hợp tình hình thực hiện vay và trả nợ nước ngoài hàng năm đối với các khoản vay của doanh nghiệp báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đồng gửi Bộ Tài chính để tổng hợp tình hình vay, trả nợ nước ngoài chung hàng năm của cả nước.

Điều hành kế hoạch tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài hàng năm của các doanh nghiệp; tổ chức việc đăng ký các khoản vay nước ngoài của các doanh nghiệp.

Thực hiện các nhiệm vụ được Chính phủ phân công tại Điều 15 Quy chế quản lý và sử dụng ODA ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 5 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ.

4. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm:

Tham gia ý kiến về những vấn đề pháp lý trong các thoả thuận về vay nước ngoài của Chính phủ và của doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Cho ý kiến về những vấn đề khác nhau giữa các thoả thuận về vay nước ngoài của Chính phủ và pháp luật trong nước; theo dõi việc xử lý các vấn đề này trong quá trình thực hiện các cam kết về vay và trả nợ nước ngoài.

Cấp ý kiến pháp lý trong các trường hợp cần thiết đối với các thoả thuận vay nước ngoài của Chính phủ và của doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh, hoặc tham gia ý kiến về các vấn đề pháp lý khác có liên quan theo đề nghị của cơ quan Nhà nước hoặc doanh nghiệp.

Điều 3. Căn cứ yêu cầu thực tế của công tác quản lý nợ nước ngoài, Thủ tướng Chính phủ có thể thành lập một cơ chế liên ngành thích hợp về quản lý nợ nước ngoài. Trước mắt, khi cần thiết, Thủ tướng Chính phủ có thể giao cho Hội đồng tài chính tiền tệ Nhà nước (được thành lập theo Quyết định số 23/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 01 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ) tư vấn một số vấn đề lớn liên quan đến nợ nước ngoài như chiến lược quốc gia về vay và trả nợ nước ngoài, các đề án lớn vay vốn nước ngoài và xử lý nợ nước ngoài.

Điều 4. Trong trường hợp nội dung dự thảo các hiệp định, thoả thuận vay hoặc bảo lãnh vốn vay nước ngoài có những điều khoản do Bên cho vay nước ngoài nêu ra không phù hợp với luật pháp của Việt Nam, cơ quan chủ trì đàm phán hiệp định, thoả thuận đó phải phối hợp cùng các cơ quan có liên quan (Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp) thống nhất ý kiến báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định, hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch Nước xem xét, quyết định những điều khoản không phù hợp với các văn bản luật và pháp lệnh.

CHƯƠNG IIQUẢN LÝ VAY VÀ TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ

Công tác quản lý vay và trả nợ nước ngoài của Chính phủ phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau đây:

1. Bảo đảm việc vay và trả nợ nước ngoài được thực hiện thống nhất theo chiến lược quốc gia về vay và trả nợ nước ngoài nhằm thu hút tối ưu mọi nguồn vốn thích hợp từ bên ngoài phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.

2. Bố trí nguồn vốn vay thích hợp với danh mục dự án ưu tiên, khả năng hoàn vốn và năng lực trong nước (Vốn đối ứng, nhân lực) của từng dự án để tạo điều kiện thực hiện dự án đúng tiến độ và sử dụng vốn vay có hiệu quả, tạo ra nguồn ngoại tệ và vốn tích luỹ trong nước đáp ứng được mục tiêu phát triển, đồng thời đảm bảo trả được nợ cho Bên cho vay nước ngoài.

Điều 6. Những nguyên tắc cơ bản của việc quản lý vay và trả nợ nước ngoài của Chính phủ:

1. Chính phủ thống nhất quản lý các khoản vay nợ, trả nợ nước ngoài của Chính phủ trên cơ sở chiến lược quốc gia về vay và trả nợ nước ngoài, theo dõi và giám sát các khoản vay và trả nợ nước ngoài theo các hạn mức và kế hoạch hàng năm và dài hạn, áp dụng các chính sách và công cụ tài chính để bảo đảm cơ cấu, thời hạn và tổng số nợ hợp lý nhằm đảm bảo các yêu cầu cân đối kinh tế vĩ mô và nhu cầu phát triển của đất nước trong từng thời kỳ.

2. Các cơ quan chính quyền, đoàn thể và các cơ quan quản lý hành chính các cấp không được phép trực tiếp vay nước ngoài.

3. Các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, đơn vị tiếp nhận và sử dụng vốn vay nợ nước ngoài của Chính phủ phải sử dụng vốn vay nợ theo đúng dự án đã được duyệt, đồng thời có trách nhiệm thu hồi đầy đủ, kịp thời nợ vay từ nguồn vốn cho vay lại của Chính phủ để Chính phủ thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết với Bên cho vay nước ngoài.

Điều 7. Việc quản lý và sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ phải phù hợp với Luật Ngân sách Nhà nước và được thực hiện theo cơ chế tài chính sau đây:

1. Đối với vốn vay cho các dự án đầu tư phát triển:

a) Chính phủ sẽ thực hiện cấp phát từ vốn vay nợ nước ngoài theo chế độ cấp phát vốn ngân sách Nhà nước đối với các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội và các dự án thuộc lĩnh vực khác không có khả năng hoàn vốn trực tiếp như: hệ thống cầu cống và trục giao thông đường bộ quốc gia, liên tỉnh, mạng giao thông công cộng đô thị, đường giao thông miền núi và nông thôn, công trình hạ tầng cơ sở đường sắt, hàng không, cầu cảng biển; mạng phân phối nước sạch nông thôn và miền núi; các công trình thoát nước đô thị và xử lý chất thải sinh hoạt; các dự án đầu tư xây dựng thuộc các ngành y tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản, môi trường, phát thanh truyền hình; các dự án về trồng rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, các dự án về thuỷ lợi, chống lũ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ danh mục cụ thể các dự án được cấp phát từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ trước khi các Điều ước quốc tế khung hoặc Thoả thuận về danh mục dự án được ký kết với Bên cho vay nước ngoài.

b) Đối với các dự án đầu tư phát triển khác có khả năng thu hồi vốn (bao gồm cả các dự án cơ sở hạ tầng): Chính phủ cho các dự án vay lại, thu hồi nợ cho vay lại và chuyển vào Quỹ tích luỹ trả nợ do Bộ Tài chính quản lý để trả nợ nước ngoài khi đến hạn.

Bộ Tài chính hướng dẫn và tổ chức cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ cho các dự án đầu tư phát triển thông qua hệ thống Tổng cục Đầu tư phát triển. Tổng cục Đầu tư phát triển có trách nhiệm quản lý và thu hồi vốn từ các chủ đầu tư để nộp cho ngân sách Nhà nước, đồng thời được hưởng phí cho vay lại theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Căn cứ điều kiện vay trả đã ký với nước ngoài, khả năng thu hồi vốn của dự án đầu tư phát triển bằng vốn vay nước ngoài, Bộ Tài chính quy định các điều kiện cho vay lại đối với từng khoản vay cụ thể theo các nguyên tắc chính sau:

Thời hạn cho vay lại phù hợp với thời gian hoàn vốn nêu trong dự án khả thi được duyệt.

Đối với vay thương mại của Chính phủ: cho vay lại tính bằng ngoại tệ theo mức lãi suất và phí vay nước ngoài cộng thêm phí dịch vụ cho vay lại trong nước.

Đối với vốn vay ODA: cho vay lại tính bằng ngoại tệ hoặc tiền Việt Nam theo mức lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước (theo từng loại tiền tệ) do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Mức lãi suất này bao gồm cả phí cho vay lại trong nước.

Trường hợp đặc biệt cần quy định các điều kiện cho vay lại khác với các nguyên tắc trên, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Đối với các khoản vay theo chương trình tín dụng:

Bộ Tài chính ký hợp đồng cho các ngân hàng thích hợp vay lại để cho vay tiếp hoặc làm dịch vụ cho vay lại đến người sử dụng vốn vay cuối cùng (doanh nghiệp, tư nhân...) theo các điều kiện cho vay lại được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trừ trường hợp Thủ tướng Chính phủ chỉ định rõ đối tượng cho vay cuối cùng, các ngân hàng vay lại vốn vay của Chính phủ để cho vay tiếp được quyền chọn đối tượng cho vay phù hợp với chương trình tín dụng đã thoả thuận với Bên cho vay nước ngoài, và chịu mọi rủi ro trong quá trình cho vay lại đối với những đối tượng này.

3. Đối với các khoản vay bằng ngoại tệ hoặc vay bằng hàng hoá không trực tiếp gắn với các dự án:

a) Ngoại tệ vay của nước ngoài, kể cả bằng cách phát hành trái phiếu, được chuyển vào Quỹ ngoại tệ tập trung do Bộ Tài chính quản lý. Riêng các khoản vay hỗ trợ cán cân thanh toán quốc tế được chuyển vào Quỹ dự trữ ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý. Tất cả ngoại tệ vay nước ngoài được sử dụng theo quyết định cụ thể của Thủ tướng Chính phủ.

b) Phần vay nước ngoài bằng hàng hoá:

Các khoản vay bằng hàng hoá đã xác định được đối tượng trong nước sử dụng vốn vay: Bộ Tài chính quy đổi ra tiền Việt Nam để hạch toán thu ngân sách Nhà nước và hạch toán chi cấp phát hoặc cho vay lại đối với đối tượng được sử dụng vốn.

Các khoản vay bằng hàng hoá chưa xác định được đối tượng sử dụng cụ thể: Bộ Tài chính chủ trì tổ chức việc nhập hàng, bán đấu giá và nộp tiền vào ngân sách Nhà nước.

Điều 8. Các chương trình, dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ phải đảm bảo các điều kiện sau:

a) Danh mục chương trình, dự án phải được ghi trong kế hoạch đầu tư phát triển hàng năm của Nhà nước cũng như của Bộ, ngành và địa phương.

b) Chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành.

Cơ quan được chỉ định đàm phán hiệp định vay vốn có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện trên trước khi ký kết hiệp định vay vốn với Bên cho vay nước ngoài.

Trong trường hợp Bên cho vay nước ngoài yêu cầu dự án, chương trình được tài trợ phải có thẩm định và chấp thuận của họ, Chủ đầu tư phải trao đổi với Bên cho vay nước ngoài và báo cáo kết quả thẩm định của nước ngoài cho cơ quan chủ trì đàm phán vay trước khi ký kết hiệp định cụ thể.

Điều 9. Chủ đầu tư hoặc các ngân hàng sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ theo hình thức vay lại có trách nhiệm hoàn trả vốn vay cho Ngân sách Nhà nước theo đúng quy định tại Thoả thuận cho vay lại. Nguồn vốn hoàn trả vốn vay cho ngân sách Nhà nước là khấu hao cơ bản và lợi nhuận thu được sau khi đã nộp thuế theo luật định. Trường hợp đến hạn thanh toán, nếu các nguồn thu nói trên chưa đủ, phải dùng các quỹ của doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác để hoàn trả vốn vay.

Các cơ quan, tổ chức được Bộ Tài chính uỷ quyền thực hiện cho vay lại có quyền áp dụng các biện pháp cần thiết phù hợp với quy định tín dụng hiện hành và quy định của pháp luật để đảm bảo việc thu hồi nợ và hoàn trả ngân sách Nhà nước đầy đủ, đúng hạn.

Điều 10. Căn cứ vào kế hoạch ngân sách Nhà nước trả nợ nước ngoài hàng năm đã được Chính phủ phê duyệt, Bộ Tài chính tổ chức thực hiện việc trả nợ theo đúng cam kết của Chính phủ với Bên cho vay nước ngoài. Trong trường hợp cần thiết Bộ Tài chính chủ trì cùng các Bộ có liên quan đàm phán với các chủ nợ nước ngoài về hạn mức, thời hạn và hình thức trả nợ thích hợp (trả bằng tiền, bằng hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu hoặc chuyển đổi nợ thành đầu tư...).

Để tạo nguồn trả nợ đúng hạn và hạn chế rủi ro cho ngân sách Nhà nước trong việc vay và trả nợ nước ngoài, thành lập Quỹ tích luỹ trả nợ thuộc ngân sách Nhà nước do Bộ Tài chính quản lý trên cơ sở nguồn thu nợ từ các dự án vay lại vốn vay và vốn viện trợ nước ngoài của Chính phủ, tiền thu phí bảo lãnh của Chính phủ và các nguồn thu khác do Thủ tướng Chính phủ quy định. Bộ trưởng Bộ Tài chính xây dựng Quy chế quản lý Quỹ tích luỹ trả nợ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Điều 11. Tất cả các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ đều phải được bố trí đầy đủ và kịp thời vốn đối ứng.

Vốn đối ứng cho các dự án thuộc diện ngân sách Nhà nước cấp phát phải được cân đối trong kế hoạch ngân sách Nhà nước hàng năm. Việc lập kế hoạch, phê duyệt và cấp phát vốn đối ứng đối với các dự án thuộc diện ngân sách Nhà nước cấp phát phải tuân thủ Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn dưới luật có liên quan và phù hợp tiến độ thực hiện dự án.

Đối với các dự án vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ, các chủ đầu tư phải tự lo nguồn vốn đối ứng, và được ưu tiên vay từ các nguồn tín dụng của Nhà nước hoặc từ Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính chịu trách nhiệm bố trí đủ và đúng tiến độ vốn đối ứng trong ngân sách Nhà nước hàng năm cho các dự án thuộc diện ngân sách Nhà nước cấp phát và hướng dẫn các chủ đầu tư đăng ký vay vốn đối ứng từ nguồn tín dụng của Nhà nước hoặc Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia.

Hiệp định vay nước ngoài cụ thể cho dự án chỉ được ký sau khi Chủ đầu tư đã xác định đủ nguồn vốn đối ứng.

Điều 12. Chủ đầu tư khi lập dự án đầu tư để vay vốn nước ngoài phải tính toán đầy đủ các loại thuế phải nộp theo luật định.

Trường hợp không đủ nguồn vốn để nộp các loại thuế theo quy định, Chủ đầu tư phải nhận nợ với ngân sách về số thuế thiếu cùng với vốn vay và chịu trách nhiệm hoàn trả ngân sách khi dự án đi vào hoạt động theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Điều 13. Việc phát hành các loại trái phiếu dưới danh nghĩa Nhà nước hoặc Chính phủ để vay vốn trên thị trường vốn quốc tế được thực hiện theo quy định hiện hành của Chính phủ về phát hành trái phiếu quốc tế. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sử dụng nguồn tiền thu được từ phát hành trái phiếu quốc tế này.

CHƯƠNG IIIBẢO LÃNH CỦA CHÍNH PHỦ

Nguyên tắc cấp bảo lãnh của Chính phủ:

Các khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp dùng để phát triển sản xuất kinh doanh theo phương thức tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ phải tuân thủ các quy định tại Chương IV bản Quy chế này. Trường hợp Bên cho vay nước ngoài yêu cầu có bảo lãnh của ngân hàng thì thực hiện theo Quy chế bảo lãnh và tái bảo lãnh do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành. Đối với các dự án vay thương mại nước ngoài vượt quá khả năng bảo lãnh của các ngân hàng và Bên cho vay nước ngoài có yêu cầu chính thức Chính phủ Việt Nam đứng ra bảo lãnh, Chính phủ có thể xem xét cấp bảo lãnh vốn vay thương mại cho các trường hợp đặc biệt sau đây:

a) Dự án có tầm quan trọng lớn trong kế hoạch phát triển kinh tế của đất nước.

b) Dự án nhập các thiết bị công nghệ cao hoặc để sản xuất loại hàng xuất khẩu cầu ưu tiên.

c) Các khoản vay thương mại đi cùng với nguồn viện trợ hoặc vay ODA để tạo thành nguồn vốn tài trợ dưới dạng tín dụng hỗn hợp.

Điều 15. Đối tượng được bảo lãnh:

Đối tượng được bảo lãnh của Chính phủ là doanh nghiệp Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng Nhà nước được Chính phủ cho phép trực tiếp vay vốn nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả để thực hiện các dự án đầu tư phát triển, góp vốn liên doanh với nước ngoài, hoặc mở rộng hoạt động tín dụng. Trường hợp đặc biệt, theo yêu cầu thực tế và đề nghị của cơ quan cấp bảo lãnh, Thủ tướng Chính phủ có thể quyết định cho phép cấp bảo lãnh Chính phủ với từng đối tượng cụ thể ngoài các đối tượng nêu trên.

Điều 16. Điều kiện để cấp bảo lãnh của Chính phủ:

Có dự án khả thi được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành, trong đó nêu rõ phương án hoàn trả vốn vay.

Có hợp đồng vay và/hoặc hợp đồng thương mại ký kết và được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành.

Đối với các tổ chức và đơn vị đang hoạt động: hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của đơn vị được bảo lãnh trong trạng thái bình thường.

Điều 17. Cơ quan cấp bảo lãnh Chính phủ:

Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ xem xét cấp bảo lãnh cho doanh nghiệp (trừ các tổ chức tín dụng) theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Riêng trường hợp bảo lãnh các khoản vay thương mại đi cùng khoản viện trợ không hoàn lại hoặc vay ODA để tạo thành nguồn tài trợ dưới dạng tín dụng hỗn hợp, Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền cho Bộ Tài chính xem xét quyết định cấp bảo lãnh cho các doanh nghiệp theo dự án đầu tư đã được Chính phủ phê duyệt.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thay mặt Chính phủ cấp bảo lãnh cho các tổ chức tín dụng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Sau khi cấp bảo lãnh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi một bộ hồ sơ bảo lãnh cho Bộ Tài chính để theo dõi quản lý chung việc cấp bảo lãnh của Chính phủ.

Tổng hạn mức cấp bảo lãnh Chính phủ hàng năm bao gồm các bảo lãnh của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tối đa bằng 10% khoản thu ngân sách Nhà nước của năm đó. Nếu nhu cầu bảo lãnh hàng năm vượt quá mức tối đa trên, Bộ Tài chính phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Chính phủ thực hiện bảo lãnh vay nước ngoài theo từng khoản vay. Trường hợp doanh nghiệp vay từ nhiều nguồn thì giới hạn tổng số tiền vay tối đa được Chính phủ bảo lãnh cho một doanh nghiệp được quy định như sau (trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định):

Đối với doanh nghiệp thuộc ngành năng lượng, dầu mỏ, khí đốt, giao thông vận tải, công trình đô thị, công nghiệp thép, công nghệ thông tin: Tổng mức bảo lãnh tối đa cho một doanh nghiệp bằng 12 lần số vốn chủ sở hữu hiện có của doanh nghiệp vào thời điểm đề nghị bảo lãnh (bao gồm cả vốn ngân sách Nhà nước giao cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp Nhà nước, các quỹ của doanh nghiệp và vốn bổ sung từ lợi nhuận).

Đối với doanh nghiệp thuộc các ngành sản xuất vật chất khác: tổng mức bảo lãnh tối đa cho một doanh nghiệp bằng 6 lần vốn chủ sở hữu hiện có của doanh nghiệp đó.

Đối với tổ chức tín dụng: tổng mức bảo lãnh cho một tổ chức tín dụng không quá 6 lần số vốn tự có của tổ chức tín dụng đó.

Các tổng hạn mức bảo lãnh nêu trên phải trừ đi số dư nợ của các khoản vay nước ngoài chưa trả của doanh nghiệp hoặc tổ chức tín dụng đó tính đến thời điểm cấp bảo lãnh.

Đối với các dự án đầu tư để thành lập doanh nghiệp mới, mức bảo lãnh do Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định từng trường hợp cụ thể.

Điều 19. Người được bảo lãnh phải nộp cho cơ quan cấp bảo lãnh Chính phủ một khoản phí bảo lãnh tối đa là 1,5% năm tính trên số tiền còn đang được bảo lãnh. Tiền thu phí này được bổ sung vào Quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài nói ở Điều 10 của Quy chế này, kể cả trường hợp cơ quan cấp bảo lãnh là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Mức phí cụ thể và thời hạn nộp do cơ quan cấp bảo lãnh quy định cụ thể căn cứ vào khả năng hoàn vốn và mức độ ưu tiên của từng dự án vay.

Ngoài ra, người được bảo lãnh phải nộp khoản lệ phí xét đơn và cấp bảo lãnh cố định cho cơ quan cấp bảo lãnh để bù đắp các chi phí phát sinh trong quá trình xét và cấp bảo lãnh. Mức thu và thời hạn nộp lệ phí này do Bộ Tài chính quy định thống nhất.

Điều 20. Cơ quan cấp bảo lãnh Chính phủ là tổ chức thẩm định cuối cùng về các hồ sơ xin bảo lãnh để báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và là cơ quan thực hiện mọi trách nhiệm của Người bảo lãnh với Bên cho vay nước ngoài. Trong trường hợp người được bảo lãnh không có khả năng trả nợ đã đáo hạn, cơ quan cấp bảo lãnh Chính phủ có trách nhiệm thực hiện các biện pháp và các công cụ tài chính tín dụng theo luật pháp hiện hành để có nguồn trả nợ. Trường hợp đã sử dụng mọi biện pháp, công cụ nói trên mà vẫn còn thiếu hoặc không có nguồn trả nợ thì được phép sử dụng Quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài.

Việc xử lý các vấn đề phát sinh giữa người được bảo lãnh và cơ quan cấp bảo lãnh sẽ được thực hiện theo Quy chế bảo lãnh của Chính phủ, phù hợp với luật pháp hiện hành của Nhà nước Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Điều 21. Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng Quy chế bảo lãnh của Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành nhằm cụ thể hoá việc thực hiện các nguyên tắc và quy định về cấp bảo lãnh Chính phủ nêu tại Chương này.

CHƯƠNG IVQUẢN LÝ VAY VÀ TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP

Việc vay và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

1. Doanh nghiệp thuộc mọi thành kinh tế được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam đều có quyền trực tiếp vay vốn nước ngoài theo phương thức tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ cho Bên cho vay nước ngoài theo đúng các điều kiện đã cam kết. Trong bất cứ trường hợp nào cũng không được phép chuyển nợ của doanh nghiệp thành nợ của Chính phủ, trừ các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh nêu ở Chương III Quy chế này.

2. Các khoản vay nước ngoài trung, dài hạn (kể cả bằng hình thức phát hành trái phiếu quốc tế) của các doanh nghiệp phải nằm trong kế hoạch tổng hạn mức hàng năm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đáp ứng được các điều kiện về vay trung và dài hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định trong từng thời kỳ; phải được đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận; phải định kỳ báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tình hình rút vốn và trả nợ theo chế độ báo cáo do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định.

Đối với các doanh nghiệp nhà nước: thoả thuận vay nước ngoài phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tham gia ý kiến trước khi ký kết. Đối với các trường hợp được Chính phủ bảo lãnh thực hiện theo các quy định tại Chương III Quy chế này.

3. Các khoản vay nước ngoài ngắn hạn của doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về vay ngắn hạn do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cho từng thời kỳ. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ duyệt hạn mức dư nợ ngắn hạn hàng năm, bao gồm cả hạn mức thư tín dụng trả chậm cho các ngân hàng.

4. Việc rút vốn vay và chuyển tiền trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp phải thực hiện qua các ngân hàng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam được phép hoạt động ngoại hối. Trường hợp rút vốn, trả nợ bằng tài sản hàng hoá (vô hình hoặc hữu hình) không thực hiện qua ngân hàng, doanh nghiệp phải báo cáo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, và khi cần thiết, phải có ý kiến của cơ quan quản lý Nhà nước của ngành, lĩnh vực có liên quan.

5. Các doanh nghiệp vay vốn nước ngoài có nghĩa vụ sử dụng vốn vay đúng mục đích, không được sử dụng vốn vay ngắn hạn để đầu tư cho các dự án trung và dài hạn, hoàn trả nợ (gốc và lãi) theo đúng cam kết trong hợp đồng vay nợ ký với Bên cho vay nước ngoài, tự chịu mọi rủi ro và trách nhiệm trước pháp luật của Nhà nước trong quá trình thực hiện khoản vay và trả nợ.

6. Đối với các khoản vay trung và dài hạn của các doanh nghiệp theo Quy chế này, các ngân hàng chỉ được thực hiện rút vốn và chuyển tiền trả nợ cho nước ngoài theo yêu cầu của doanh nghiệp khi khoản vay đã đăng ký và đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận bằng văn bản.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn cụ thể thủ tục, hồ sơ và điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp nhằm thực hiện các nguyên tắc trên.

Điều 23. Các hình thức bảo đảm khoản vay:

1. Trường hợp Bên cho vay nước ngoài yêu cầu khoản vay của doanh nghiệp phải có bảo lãnh của ngân hàng thì việc bảo lãnh sẽ được thực hiện theo quy Quy chế bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.

Doanh nghiệp vay vốn nước ngoài có thể tìm kiếm bảo lãnh của Người không cư trú (các ngân hàng, tổ chức tài chính tín dụng hoặc công ty nước ngoài...) nhưng phải bảo đảm các điều kiện bảo lãnh không trái với pháp luật hiện hành của Việt Nam. Đối với doanh nghiệp Nhà nước, nội dung thư bảo lãnh phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tham gia ý kiến.

2. Trường hợp khoản vay của doanh nghiệp cần có bảo lãnh của Chính phủ, Bộ Tài chính hoặc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện việc bảo lãnh theo các quy định tại Chương III Quy chế này.

3. Ngân hàng bảo lãnh là người quyết định và chịu trách nhiệm cuối cùng về việc bảo lãnh vay nước ngoài của doanh nghiệp. Trường hợp xét thấy không đủ điều kiện để bảo lãnh theo Quy chế bảo lãnh và tái bảo lãnh, ngân hàng phải thông báo kịp thời cho doanh nghiệp biết. Ngân hàng bảo lãnh cũng được phép lựa chọn và áp dụng một hoặc nhiều biện pháp bảo đảm trả nợ theo quy định của pháp luật, như ký quỹ, thế chấp, cầm cố đối với từng dự án vay hoặc khoản vay cụ thể.

4. Trường hợp doanh nghiệp được bảo lãnh không trả được nợ cho nước ngoài khi đến hạn, cơ quan bảo lãnh phải chịu trách nhiệm trả nợ thay cho doanh nghiệp; đồng thời có quyền áp dụng các biện pháp cần thiết phù hợp với các quy định về tín dụng và các quy định khác của luật pháp Việt Nam để thu hồi các khoản nợ đã trả thay cho doanh nghiệp.

5. Doanh nghiệp có thể sử dụng các tài sản hình thành từ vốn vay hoặc các hình thức bảo đảm khác phù hợp với luật pháp Việt Nam để đảm bảo việc vay vốn nước ngoài.

6. Đối với các khoản vay nước ngoài không có bảo lãnh hoặc bảo đảm thì các bên thực hiện khoản vay tự thoả thuận trách nhiệm về mọi rủi ro.

Điều 24. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký chính thức các hợp đồng vay trung hạn hoặc dài hạn (có hoặc không có bảo lãnh của ngân hàng) các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng vay vốn phải cung cấp bản sao có công chứng các văn bản đã ký kết với Bên cho vay nước ngoài cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cho cơ quan bảo lãnh.

CHƯƠNG VCÔNG TÁC BÁO CÁO, KIỂM TRA, THANH TRA

Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan Trung ương của các đoàn thể quần chúng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm tra, giám sát việc tiếp nhận và sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ hoặc được Chính phủ bảo lãnh cho dự án, chương trình thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, địa phương mình.

Điều 26. Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ các Bộ, ngành, địa phương trong công tác kiểm tra giám sát, đồng thời theo chức năng của mình trực tiếp tiến hành kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ và việc thực hiện nghĩa vụ của các doanh nghiệp sử dụng vốn vay nước ngoài quy định tại các thoả thuận vay nước ngoài hoặc các thoả thuận cho vay lại.

Việc kiểm tra, giám sát các dự án đầu tư hoặc các công trình xây dựng sử dụng vốn vay nước ngoài phải theo đúng quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng.

Điều 27. Chế độ báo cáo định kỳ thực hiện các chương trình, dự án bằng nguồn vay nợ nước ngoài của Chính phủ (kể cả các khoản được Chính phủ bảo lãnh) thực hiện theo đúng các quy định tại Điều 28 và 29 của Quy chế quản lý và sử dụng ODA ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 5 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ.

Điều 28. Định kỳ hàng quý, năm hoặc khi cần thiết, các doanh nghiệp trực tiếp vay vốn nước ngoài phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan bảo lãnh và cơ quan quản lý trực tiếp (đối với doanh nghiệp Nhà nước) tình hình thực hiện các hợp đồng vay vốn (tình hình rút vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ) và chịu sự kiểm tra, thanh tra theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Điều 29. Hàng năm, Bộ Tài chính có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình vay và trả nợ nước ngoài của Chính phủ và của cả nước, tình hình cho vay lại và thu hồi vốn vay của Chính phủ, đồng gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng.

Thủ trưởng các cơ quan quản lý trực tiếp của các doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hiệu quả của dự án vay do mình phê duyệt hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép vay vốn nước ngoài.

Trường hợp do việc thực hiện không đúng với các quy định hiện hành về xét duyệt hoặc thẩm định phương án đầu tư bằng vốn vay, quyết định sai về chủ trương đầu tư, gây ra thiệt hại về kinh tế, thì người lập và người phê duyệt phương án, tuỳ theo mức độ thiệt hại phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Các chủ đầu tư sử dụng vốn vay nước ngoài, kể cả vay lại vốn vay của Chính phủ, nếu để xảy ra tình trạng không trả được nợ do các nguyên nhân chủ quan, như sử dụng vốn kém hiệu quả, để lãng phí, thất thoát vốn, gây ảnh hưởng đến xấu đến uy tín Chính phủ và thiệt hại cho ngân sách Nhà nước đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Tổ chức, cá nhân vi phạm Quy chế này và các văn bản pháp luật liên quan, tuỳ theo mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý hành chính hoặc phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự./.