Nếu bạn chưa biết học tiếng pháp ở đâu là tốt nhất. Hãy đồng hành cùng Cap Education trường dạy học tiếng pháp uy tín chất lượng nhất hiện nay. Với các khóa học nổi tiếng như:

câu giao tiếp tiếng Pháp thông dụng khi chào hỏi

Cùng xem cô giáo của Allezy hướng dẫn cách giới thiệu bản thân trong tiếng Pháp như thế nào nhé!

CÁC CÂU GIAO TIẾP TIẾNG PHÁP KHI GIẬN DỮ – LA COLÈRE

Xem thêm: CHUYỂN TỪ TIẾNG ANH SANG HỌC TIẾNG PHÁP CÓ KHÓ KHÔNG?GIỚI THIỆU BỘ SÁCH TIẾNG PHÁP L’ATELIER

CÁC CÂU GIAO TIẾP TIẾNG PHÁP KHI ĐI BỆNH VIỆN – À L’HÔPITAL

Xem thêm:TỔNG HỢP SÁCH NGỮ PHÁP, TỪ VỰNG TIẾNG PHÁP (A1, A2, B1, B2)TẢI BỘ SÁCH NGỮ PHÁP TIẾNG PHÁP MIỄN PHÍ HIỆU QUẢ NHẤT

CÁC CÂU GIAO TIẾP TIẾNG PHÁP KHI ĐI KHÁCH SẠN – À L’HÔTEL

101 câu giao tiếp “chìa khóa” được giới thiệu trong bài viết này là hành trang hữu ích giúp bạn xây dựng nền tảng vững chắc cho khả năng giao tiếp tiếng Pháp hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm các bộ sách giao tiếp của Việt Pháp Á Âu như Le Nouveau Taxi, Communication progressive du français, … Đừng quên kiên trì cố gắng học tập để đạt được mục tiêu của bạn nhé !

—————————————————————————————————————Để được tư vấn về du học Pháp, xin học bổng du học Pháp và học tiếng Pháp, mời các bạn  liên lạc với Việt Pháp Á Âu thông qua địa chỉ liên hệ sau:

CÔNG TY TƯ VẤN GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN HỘI NHẬP VIỆT PHÁP Á ÂU

Hotline : 0983 102 258Email : [email protected] : vietphapaau.com FanPage : www.facebook.com/duhocvietphapaau/Địa chỉ : – CS1 Số 52 Phố Huy Du, P. Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội – CS2 Shophouse V7-A03 The Terra An Hưng, Hà Đông, Hà Nội

Khi đến Nhật Bản du lịch, bạn nên trang bị cho mình một số câu tiếng Nhật thông dụng để có thể giao tiếp với người bản địa. Bởi không phải người Nhật nào cũng nói được tiếng Anh, và họ cũng khá e dè trong việc nói một ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ của mình. Nếu bạn chủ động bắt chuyện bằng tiếng Nhật, họ sẽ cởi mở và dễ dàng bắt chuyện với bạn hơn.

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn một vài câu giao tiếp tiếng Nhật được dùng trong các tình huống khác nhau khi đi du lịch Nhật Bản. Hãy cùng SHIN tìm hiểu nhé!!! Let’s go!!!

1. Chào hỏi 「おはようございます」、「こんにちは」、「こんばんは」

– Tùy vào các buổi trong ngày mà người Nhật sẽ có cách chào khác nhau

– Người Nhật rất coi trọng việc sử dụng lời chào phù hợp với thời điểm trong ngày. Dưới đây là cách chào hỏi đúng cách theo từng khung giờ.

• おはようございます (Ohayou gozaimasu): Đây là lời chào phổ biến nhất vào buổi sáng. Bạn có thể nói với tất cả mọi người, từ người quen đến người lạ.

• こんにちは (Konnichiwa): Lời chào này được sử dụng vào buổi trưa, tuy nhiên bất kỳ thời điểm nào trong ngày bạn cũng có thể nói câu chào này. Cũng giống “Ohayou gozaimasu”, “Konnichiwa” cũng được sử dụng cho mọi đối tượng.

• こんばんは (Konbanwa): Lời chào dành cho buổi tối, mang nghĩa “chào buổi tối”. Nếu gặp ai đó sau 6 giờ chiều, bạn nên nói “Konbanwa”.

2. Cảm ơn và xin lỗi 「ありがとうございます」、「すみません」

Người Nhật nói lời cảm ơn và xin lỗi trong mọi tình huống

• ありがとうございます (Arigatou gozaimasu): Đây là cách nói cảm ơn phổ biến nhất trong tiếng Nhật, có thể được sử dụng cho mọi đối tượng. Cách nói ngắn gọn hơn là ありがとう (Arigatou) hoặc どうも (doumo).

Và để đáp lại lời cảm ơn, bạn có thể dùng どういたしまして (Douitashimashite) có nghĩa là “không có gì” hoặc khiêm tốn hơn là いえいえ (ie ie) cũng có nghĩa là “Không đâu, không có gì”.

• すみません (Sumimasen): Câu nói này được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau, bao gồm cả xin lỗi, cảm ơn, khi gọi phục vụ hoặc mở lời nhờ vả người khác. Nó tương tự như cách sử dụng “Excuse me” (xin làm phiền) trong tiếng Anh. Cách nói khác có thể là すいません (suimasen).

3. Câu trả lời “có” hoặc “không” 「はい」、「いいえ」

Câu trả lời có hoặc không là cực kì quan trọng trong giao tiếp

– Trong tiếng Nhật, はい (hai) và いいえ (iie) là hai từ được sử dụng để thể hiện sự đồng ý và không đồng ý.

• はい (hai) hoặc ええ (ee): Dùng để thể hiện sự đồng ý, tán thành hoặc xác nhận điều gì đó.

→ Cũng có cách nói là うん (un) nhưng đây là từ dùng giữa bạn bè nên cũng chú ý khi nói chuyện với người lớn tuổi hơn

• いいえ (iie): Dùng để thể hiện sự không đồng ý, phản đối hoặc phủ định điều gì đó.

→ Có 1 cách nói khác mà người Nhật hay sử dụng đó là いや (iya) và ううん(uun)

Lạc đường là việc khó tránh khỏi mỗi khi đi du lịch

– Bị lạc đường là điều có thể xảy ra khi bạn đi du lịch đến một nơi xa lạ. Biết một số câu giao tiếp tiếng Nhật cơ bản sẽ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm sự trợ giúp khi gặp tình huống này.

• おたずねしてもいいですか (Otazuneshitemo iidesuka): Có nghĩa là “Tôi có thể hỏi đường được không?”. Nếu được, họ sẽ dừng lại và nói 「はい、いいですよ。」(Hai, iidesuyo). Nếu bạn bị từ chối, họ sẽ nói 「ごめんなさい」(Gomennasai)、「すみません」(sumimasen), lúc này bạn hãy lịch sự cảm ơn họ và tìm người khác để hỏi nhé.

• [Tên địa điểm] + はどこにありますか。(~ ha dokoniarimasuka): Đây là cách diễn đạt để hỏi vị trí của điểm đến. (Ví dụ khi muốn hỏi nhà ga ở đâu: 駅はどこにありますか。(Eki wa dokoniarimasuka)

• Ở đây là ở đâu vậy?「ここはどこですか」

→ Nếu bạn bị lạc đường, hãy nhờ ai đó chỉ cho bạn biết bạn đang ở đâu. Vị trí hiện tại của bạn sẽ được nói là 「ここ」(Koko:ở đây).

– Ngoài ra cũng có những cụm từ hữu ích khác sẽ giúp bạn khi bạn lạc đường:

• 「ゆっくりおねがいします」(Yukkuri onegaishimasu) nghĩa là “Vui lòng nói chậm lại giúp tôi”

• 「もう一度おねがいします」(Mouichido onegaishimasu) nghĩa là “Vui lòng hãy nói lại một lần nữa”

5. Khi ở khách sạn hoặc nhà trọ

Du lịch thì không thể thiếu nơi lưu trú đúng không nè!

– Tại các cơ sở lưu trú, mặc dù nhiều nơi có thể giao tiếp bằng tiếng anh, nhưng cũng có những nơi chưa giao tiếp tốt với người nước ngoài hoặc không có nhân viên biết tiếng Anh. Nếu bạn ghi nhớ những câu tiếng Nhật cơ bản, bạn sẽ có thể mở rộng phạm vi lựa chọn cơ sở lưu trú và yên tâm hơn trong bất kì trường hợp nào.

• Khi làm thủ tục nhận hoặc trả phòng, bạn hãy đến và nói với nhân viên ở quầy lễ tân:

+ Nhận phòng: チェックインをお願いします (Chekkuin o onegaishimasu)

+ Trả phòng: チェックインアウトをお願いします (Chekkuauto o onegaishimasu)

• Khi hỏi về phòng: 「空いている部屋がありますか」(Aiteiruheya ga arimasuka) nghĩa là “Có phòng trống không?”

• Khi để quên chìa khóa trong phòng 「部屋にカギを忘れました」(Heyani kagi o wasuremashita)

6. Khi đến nhà hàng hoặc quán ăn

Vì nhiều nhà hàng bình dân ở Nhật không nói được tiếng Anh, chính vì vậy mà nhớ cách gọi món và một số cách nói tương tự sẽ giúp bạn tận hưởng bữa ăn ở Nhật một cách ngon miệng hơn.

• Cho tôi xin menu 「メニューをください」(Menyuu o kudasai)

• Cho tôi gọi món 「注文をお願いします」(chuumon o onegaishimau)

• Cái này là cái gì vậy? 「これは何ですか」(Kore wa nandesuka): Bạn đang ở nhà hàng và bạn không biết món ăn đó là gì thì bạn có thể chỉ vào món ăn đó và hỏi người phục vụ bằng câu đó.

Nếu bạn gặp khó khăn khi đi mua sắm vì không biết tiếng Nhật thì sau đây là một số câu tiếng Nhật cơ bản khi mua sắm SHIN muốn chia sẻ với bạn.

• Hãy cho tôi xem cái này 「これを見せてください」(Kore wo misetekudasai): Sử dụng cụm từ này để hỏi nhân viên cửa hàng khi bạn muốn xem một mặt hàng nào đó đang được trưng bày.

• Nếu bạn đã chọn được món hàng mà mình muốn mua, hãy nói 「これをください」(Kore wo kudasai) nghĩa là “lấy cho tôi cái này”. Nếu vật đó ở xa tầm tay thì dùng từ それ(kore: cái đó), あれ (are: cái kia)

• Cái này giá bao nhiêu? 「これはいくらですか」(Kore wa ikuradesuka)

Ngoài những mẫu câu giao tiếp trên, khi đến du lịch tại đất nước Mặt Trời mọc, bạn nên cúi đầu nhẹ mỗi khi chào hỏi cũng như khi nói lời cảm ơn. Khi nói chuyện với người có địa vị cao hơn, bạn nên sử dụng kính ngữ. Là một đất nước rất coi trọng lịch sự và lễ nghi, vì vậy mà những cách cư xử chuẩn mực chắc chắn sẽ để lại ấn tượng tốt trong mắt của người Nhật.

Ngoài ra thì việc học tiếng Nhật sẽ giúp bạn có một chuyến du lịch Nhật Bản dễ dàng và thú vị hơn. Mong rằng bài viết sẽ mang lại nhiều câu tiếng nhật giao tiếp bổ ích đến các bạn. Và nhớ đừng quên theo dõi Nhật ngữ SHIN để thường xuyên cập nhật thêm nhiều kiến thức liên quan tới tiếng Nhật bạn nhé! Vì vậy mà Nhật ngữ SHIN chúc bạn sẽ thành công và sớm có một chuyến du lịch thật thú vị nhé!!

https://livejapan.com/ja/in-tokyo/in-pref-tokyo/in-tokyo_train_station/article-a0003255/

https://guesthousejp.com/column/wasabi-japanese-sentence/

Cơ sở 1: 285/2 Cách Mạng Tháng 8, phường 12, quận 10, TP HCM (cách vòng xoay Dân chủ 200m, đầu hẻm 285)

Cơ sở 2: 35 Khánh Hội, phường 3, quận 4, TP HCM (Ngay chân cầu Kênh Tẻ)