Chia sẻ về câu chuyện vượt khó, cải thiện đời sống gia đình từ nguồn vốn tín dụng chính sách. Anh Phạm Văn Tuân, thôn Thuận Hoà, Quang Trung kể: “Nguồn vốn tín dụng chính sách đã tạo điều kiện cho vợ chồng tôi nuôi lợn, nuôi cá nên mấy năm nay kinh tế gia đình khấm khá lên. Mỗi năm cho thu nhập từ 150 - 200 triệu đồng, qua đó có thêm kinh tế con ăn học, nuôi bố mẹ già”.

Hotline hỗ trợ mã bưu điện, mã Zip, mã bưu chính Hà Nội

Tổng đài tổng hợp là đơn vị hỗ trợ thông tin về mã Zip Hà Nội, mã bưu chính và mã bưu điện Hà Nội. Tổng đài tổng hợp luôn có đội ngũ tổng đài viên hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp, chăm sóc khách hàng 24/7. Tổng đài hỗ trợ nội dung “được cấp phép hoạt động theo quy định pháp luật” nhằm giúp đỡ các tất cả thông tin số máy liên hệ, số tổng đài tư vấn, địa chỉ và một số nội dung khác về mã Zip Hà Nội, mã bưu chính và mã bưu điện Hà Nội theo quy định pháp luật đất nước ta.

Hướng dẫn 5+ cách làm Wifi Marketing hiệu quả, nên áp dụng

Top 5 phần mềm quản lý bán hàng đa kênh được nhiều người đánh giá cao

(Xây dựng) - Nhiều hộ gia đình ở thôn Ngù Xẻ, xã Quang trung, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) thoát nghèo nhờ được vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội. Cùng với nỗ lực tự thân và sự hỗ trợ của cộng đồng, những hộ này không những đã thoát nghèo bền vững mà còn trở nên khá giả.

Trước khi xuống cơ sở tìm hiểu về hiệu quả của đồng vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội trong công tác giảm nghèo, chúng tôi đã có buổi làm việc với ông Hồ Minh Hoàn - Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Ngọc Lặc - một huyện miền núi còn nhiều khó khăn của tỉnh Thanh Hóa.

Được biết, trong 6 tháng đầu năm 2020, nhằm đảm bảo an toàn nguồn vốn nhà nước, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, Ban đại diện Hội đồng Quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Ngọc Lặc đã tập trung xác định đối tượng đầu tư theo từng thời kỳ, phù hợp với thực tế sản xuất, kinh doanh; tập trung giám sát việc thực hiện chính sách tín dụng, đảm bảo nguồn vốn được sử dụng đúng đối tượng, đúng mục đích để phát huy hiệu quả.

Cùng với đó, căn cứ kế hoạch được giao trong năm, Ban đại diện đã giao, phân bổ kịp thời cho các xã, thị trấn trên địa bàn các chỉ tiêu kế hoạch như: Chỉ tiêu huy động vốn; phân bổ chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng các chương trình tín dụng một cách sát thực, phù hợp với nhu cầu, khả năng thực hiện của từng địa phương. Trong đó, dành ưu tiên cho các thôn, bản, phố và xã có kế hoạch về đích nông thôn mới trong năm 2020.

Đặc biệt, cùng với ban hành văn bản chỉ đạo, tham mưu, Ban đại diện đã thường xuyên tổ chức đánh giá hoạt động tín dụng, chính sách, kết quả các chương trình cho vay ưu đãi. Qua đó, chỉ rõ những tồn tại, yếu kém và đưa ra giải pháp tháo gỡ, khắc phục, thống nhất chương trình kiểm tra, giám sát.

Nhờ cách làm chủ động trên, cùng với sự nỗ lực của các tổ chức hội, đoàn thể ủy thác. Trong 6 tháng đầu năm 2020, Ngân hàng Chính sách huyện Ngọc Lặc đã cho trên 2.680 hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện vay vốn ưu đãi, với tổng số tiền 105.140 triệu đồng, doanh số thu nợ đạt 82.570 triệu đồng. Đến 30/6/2020, tổng dư nợ đạt 447.984 triệu đồng, tăng 22.530 triệu so với đầu năm (6,2%), hoàn thành 99,7% chỉ tiêu kế hoạch giao.

Ngoài ra, cũng trong 6 tháng đầu năm 2020, nguồn vốn từ ngân sách huyện chuyển sang Ngân hàng chính sách xã hội ủy thác cho vay lên tới 3,2 tỷ đồng, đứng thứ 3 toàn tỉnh. Đáng chú ý, từ tháng 3/2019, nhờ chính sách mới được áp dụng với mức vay tối đa dành cho mỗi hộ lên tới 100 triệu đồng và thời gian vay kéo dài tới 120 tháng, trên địa bàn huyện đã có khoảng 250 hộ vay mức từ 50 triệu đồng trở lên.

Theo ông Hoàn, đây là tín hiệu đáng mừng, cho thấy các hộ nghèo, cận nghèo đã từng bước thay đổi tư duy cũ, theo kiểu làm ăn manh mún, nhỏ lẻ, mạnh dạn vay vốn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, chăn nuôi, vươn lên thoát nghèo và từng bước trở nên khá giả.

Đối với những hộ có món vay lớn, từ 50 triệu đồng trở lên, để đảm bảo vốn vay an toàn, hiệu quả. Ngân hàng đều cử người trực tiếp xuống gặp chủ hộ để cùng trưởng thôn, tổ trưởng tổ tiết kiệm vay vốn tổ chức kiểm tra, xem xét, đánh giá cụ thể phương án sản xuất, kinh doanh của họ. Đồng thời, cùng bàn bạc, góp ý, tư vấn thêm cho chủ hộ trước khi quyết định giải ngân.

Nhờ đó, hầu hết các hộ vay vốn, kể cả các hộ có mức vay cao đều sử dụng đúng mục đích và nâng cao hiệu quả vốn vay. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn trên địa bàn đã giảm đáng kể với tỷ lệ 0,09% trong 6 tháng đầu năm 2020.

Chúng tôi được cán bộ tín dụng Trương Văn Hòa đưa đi tìm hiểu thực tế cơ sở tại thôn Ngù Xẻ, xã Quang Trung, một xã vừa về đích nông thôn mới. Đón chúng tôi ngay từ đầu xã, bà Trương thị Mùi - Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn dẫn khách đi một vòng nhằm “khoe” diện mạo mới của thôn và giới thiệu một số căn nhà mới xây của các hộ “cựu” nghèo, cận nghèo. Sau đó đưa chúng tôi tới thăm nhà của chị Bùi Thị Huệ. Tại đây, chúng tôi may mắn được gặp cả Phó Chủ tịch hội Phụ nữ, kiêm Chủ tịch Hội Khuyến học xã Lương Thị Thúy, một cán bộ trẻ người dân tộc Mường đầy nhiệt tình, hiếu khách.

Theo bà Mùi cho biết, tổ tiết kiệm và vay vốn của thôn hiện có 49 tổ viên (đa số thuộc nhóm hộ nghèo và cận nghèo) với tổng dư nợ vốn vay đến thời điểm này là 1,447 tỷ đồng, chủ yếu gồm hai món vay là trồng keo (thời hạn vay 7 năm) và nuôi trâu, bò (thời hạn 3 năm).

Về quy trình cho vay, khi có thông báo phân bổ vốn, các tổ viên có nhu cầu sẽ đăng ký, nêu cụ thể số tiền, mục đích, thời gian vay. Sau đó, tổ sẽ tổ chức họp bình xét đối tượng được vay, có sự giám sát của trưởng thôn, ban công tác mặt trận, hội phụ nữ.

Căn cứ vào trình bày của các hộ cũng như xem xét tính khả thi của mục đích đầu tư, các tổ viên sẽ cùng bàn bạc, góp ý và biểu quyết, quyết định việc cho vay. Nhờ cách làm chặt chẽ này, tất cả các khoản vay đều được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả cao, cho đến nay, Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Ngù Xẻ chưa có trường hợp nợ quá hạn, nợ xấu nào. Nhờ được vay vốn, nhiều gia đình, trong đó có hộ chị Bùi Thị Huệ đã thật sự thoát nghèo, trở nên khá giả. Hiện nay, số hộ nghèo toàn thôn chỉ còn 6 hộ, giảm nhiều so với vài năm trước.

Nói về quá trình thoát nghèo của gia đình mình, chị Huệ cho biết, sau bao năm vất vả mưu sinh gia đình chị được ra khỏi danh sách hộ nghèo, nhưng vẫn thuộc diện cận nghèo. Sự thay đổi thật sự bắt đầu đến với vợ chồng chị từ năm 2014, sau nhiều đêm vợ chồng trăn trở, bàn tính, cân nhắc, cùng với sự tư vấn, động viên của chi hội phụ nữ cùng tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, hai vợ chồng “đánh liều” làm đơn xin vay 30 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, vay thêm họ hàng 10 triệu đồng, đầu tư mua một con trâu sinh sản, nuôi gà, lợn và trồng hơn 2 ha cây keo lai.

Nhờ sự cần cù, chịu khó lao động, lấy nguồn thu từ 3 sào ruộng cấy lúa hai vụ, chăn nuôi lợn, gà vịt để “lấy ngắn nuôi dài”, đến nay, vợ chồng chị không những đã ra khỏi danh sách cận nghèo, mà còn sắp thành khá giả với đồi keo 2ha 3 năm tuổi. Dự kiến sau 2 năm nữa sẽ cho thu hoạch với giá trị ít nhất là 200 triệu đồng. Ngoài keo, chị còn có món tài sản khoảng 50 triệu đồng là đôi trâu trong chuồng.

Như vậy, chỉ với khoản vốn vay ban đầu 40 triệu đồng, trong đó 30 triệu đồn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Ngọc Lặc, chỉ sau 4 năm, gia đình chị đã ra khỏi danh sách hộ cận nghèo (2018).

Thêm 4 năm nữa (tính đến thời điểm thu hoạch keo), tức là vào năm 2022, vợ chồng người phụ nữ dân tộc Mường này sẽ trở thành triệu phú với món tiền lớn tới vài trăm triệu đồng trong tay - một con số mà trước kia, cả trong mơ chị cũng chưa bao giờ dám nghĩ tới.

Trả lời câu hỏi của chúng tôi về “bí quyết” thoát nghèo, chị Huệ chỉ nói một câu mộc mạc “Nhờ được vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội, được chị em trong hội phụ nữ, Tổ tiết kiệm vay vốn giúp đỡ, động viên, vợ chồng tôi mới dám mạnh dạn vay vốn sản xuất, chăn nuôi để thoát khỏi cảnh nghèo khó, có cuộc sống no đủ như hôm nay. Thay mặt tổ vay vốn, gia đình tôi xin cảm ơn nhà nước, cảm ơn Ngân hàng Chính sách xã hội”.