Mức lương của ngành Kiến trúc là chủ đề được nhiều sĩ tử quan tâm. Cùng trường Đại học Đại Nam tìm hiểu “Mức lương của ngành Kiến trúc là bao nhiêu” nhé!
Sinh viên mới tốt nghiệp sẽ có 2 lựa chọn: làm việc cho một doanh nghiệp hoặc làm việc cho cơ quan nhà nước. Dưới đây là mức lương tối thiểu cho sinh viên mới ra trường:
Nếu bạn chọn làm việc cho cơ quan nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp, mức lương tối thiểu cho sinh viên tốt nghiệp đại học là 3.253.000 đồng/tháng và 2.919.000 đồng/tháng cho sinh viên tốt nghiệp cao đẳng.
Tuy nhiên, nếu bạn chọn làm việc cho một doanh nghiệp, mức lương của bạn sẽ phụ thuộc vào vùng địa lý mà bạn làm việc.
Dưới đây là các mức lương tối thiểu theo từng vùng:
Đừng nghĩ quá thấp vì đó chỉ là mức lương tối thiểu được quy định bởi pháp luật. Trên thực tế, mức lương sẽ phụ thuộc vào lĩnh vực mà bạn theo đuổi. Dưới đây là một số công việc mà các cử nhân Luật thường lựa chọn kèm theo mức lương tương ứng.
Xem thêm: Học ngành Luật kinh tế có lo thất nghiệp
Lương Luật sư có thể không giới hạn nếu nhận tư vấn, bào chữa cho các vụ kiện lớn.
Nếu bạn quan tâm đến việc trở thành Luật sư, mức lương của bạn sẽ phụ thuộc vào số năm kinh nghiệm. Theo thống kê, mức lương trung bình dao động từ 15.000.000 - 20.000.000 VNĐ/tháng. Các Luật sư giữ vai trò quản lý thường được trả lương cao hơn, khoảng 30.000.000 - 40.000.000 VNĐ/tháng và một phần trăm doanh thu. Các vị trí cấp cao khác sẽ có mức lương khác nhau tùy thuộc vào từng văn phòng hoặc công ty.
Công chứng viên là một vị trí quen thuộc với người dân khi cần công chứng các loại giấy tờ. Vị trí này có vai trò quan trọng trong việc thực hiện công chứng để đảm bảo tính hợp pháp và xác thực của các văn bản, giấy tờ và giao dịch pháp lý. Các công chứng viên làm việc tại văn phòng công chứng, công ty luật hoặc các bộ phận trong phòng ban Nhà nước.
Nếu bạn muốn trở thành một công chứng viên, mức lương trung bình có thể nhận được dao động từ 8.000.000 đến 12.000.000 VNĐ mỗi tháng.
Nếu như bạn mong muốn trở thành một kiểm sát viên hoặc công tố viên thì mức lương trung bình của bạn sẽ là 8.000.000 – 10.000.000 VNĐ/tháng + 25% phụ cấp /tháng.
Xem chi tiết quy định về mức phụ cấp của Kiểm sát viên/ Công tố viên tại:
Với những bạn có khả năng ghi chép , quản lý và sắp xếp hồ sơ, …. vị trí Thư ký tòa án là không thể thiếu trong quá trình thực hiện một phiên tòa. Nhiệm vụ của vị trí này là đảm bảo cho việc diễn ra phiên tòa diễn ra thuận lợi và không gặp bất kỳ trở ngại nào
Mức lương hiện nay từ 4.200.000 - 9.000.000 đồng/tháng. Lưu ý rằng mức lương này chưa bao gồm trợ cấp và thưởng.
Việc làm giảng dạy luật dành cho những người đam mê giảng dạy và nghiên cứu.
Nếu như bạn thích theo con đường nghiên cứu và giảng dạy thì khi là một giảng viên ngành luật bạn có thể có mức lương từ 4.212.000 - 14.400.000 đồng/tháng
Chức vụ Thẩm phán là vị trí quan trọng nhất tại Tòa án, yêu cầu kiến thức chuyên môn sâu rộng, kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực pháp luật và phẩm chất đạo đức cao.
Mức lương thẩm phán: Trung bình từ 4.212.000 - 14.400.000 đồng/tháng.
Thẩm phán vị trí tối cao tại tòa án
Xem thêm: Có nên học chương trình đào tạo từ xa trường Kinh tế quốc dân không?
Nếu như sau khi tốt nghiệp bạn chọn con đường đi làm ngay thì bạn có thể đảm nhận các vị trí như:
Nhân viên / Chuyên viên nhân sự ( Mảng C&B )
Nếu bạn đam mê tính toán và yêu thích làm việc với số liệu, thì bạn có thể trở thành một nhân viên hoặc chuyên viên mảng C&B tại các doanh nghiệp. Với vai trò này, bạn có thể nhận được mức lương từ 6.000.000 – 15.000.000 VNĐ, tùy thuộc vào khả năng, vị trí và kinh nghiệm của bạn.
Trên đây là các thông tin về mức lương những vị trí việc làm ngành Luật. Hy vọng bạn có thể đưa ra định hướng cho bản thân.
Đặc biệt ngay lúc này, hãy nắm chắc cơ hội để được theo học đào tạo từ xa neu tại một trong những trường top đầu – Đại học Kinh tế quốc dân với một số chuyên ngành hot như: Quản trị kinh doanh, kế toán, luật kinh tế, …. Tham khảo ngay tại đây.
Ngành Luật là gì? Học Luật ra trường làm gì, ở đâu, lương bao nhiêu?... là câu hỏi được nhiều sĩ tử quan tâm khi tìm hiểu về ngành học này. Cùng trường Đại học Đại Nam tìm hiểu về ngành Luật qua bài viết dưới đây nhé!
Ngành Luật là một lĩnh vực học tập và nghiên cứu về hệ thống pháp luật, hệ thống tổ chức các cơ quan Nhà nước; Bao gồm các quy tắc, quy định và nguyên tắc điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội. Ngành luật đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì trật tự xã hội, bảo vệ quyền lợi của các cá nhân và tổ chức, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Ngành Luật là gì? Học Luật ra trường làm gì?... là băn khoăn của nhiều sĩ tử.
Học Luật ra trường làm gì, ở đâu, lương bao nhiêu?
Tốt nghiệp ngành Luật, người học có vị trí, việc làm cụ thể như sau:
- Chuyên viên, chuyên gia pháp luật trong các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp…;
- Chuyên viên, chuyên gia pháp luật trong các cơ quan của bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương như: Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, các Sở, ban, ngành địa phương...;
- Chuyên viên pháp luật, Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên… trong các cơ quan tư pháp như Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan thi hành án;
- Chuyên viên tư vấn, Luật sư, Luật gia, Trọng tài viên, Công chứng viên, Hòa giải viên… trong các tổ chức tư vấn dịch vụ pháp lý như Văn phòng luật sư, Công ty luật, Văn phòng công chứng, Văn phòng Thừa phát lại, Trọng tài thương mại, Trọng tài quốc tế...;
- Chuyên viên, chuyên gia pháp luật hoặc tư vấn pháp luật trong các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế;
- Giảng viên, nghiên cứu viên tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu (các Viện, các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học phổ thông).
Mức lương khởi điểm cho sinh viên mới tốt nghiệp ngành Luật thường dao động từ 10 - 12 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, con số này không cố định và có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, mở ra nhiều tiềm năng thu nhập khác nhau cho các bạn trẻ theo đuổi ngành học này.
Những lợi thế khi học ngành Luật của trường Đại học Đại Nam
Sinh viên ngành Luật trường Đại học Đại Nam học trong 03 năm (9 kỳ), ra trường sớm hơn 01 năm so với sinh viên các trường khác.
Việc tốt nghiệp sớm mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp với mức thu nhập hấp dẫn, tiết kiệm hàng trăm triệu đồng chi phí sinh hoạt. Đồng thời, cử nhân ngành Luật trường Đại học Đại Nam có thể tiết kiệm thời gian tham gia lớp đào tạo luật sư, tập sự hành nghề luật sư, trải qua các kỳ thi để được cấp chứng nhận hành nghề Luật; học cao học.
2. Chương trình đào tạo gắn liền thực hành – thực tế
Chương trình đào tạo gắn với định hướng ứng dụng, chú trọng rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho người học, các kỹ năng cần thiết khác giúp người học có năng lực tự chủ trách nhiệm và khả năng tự học tập, nghiên cứu, sẵn sàng tham gia các hoạt động chuyên môn đáp ứng tiến trình hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Sinh viên ngành Luật trường Đại học Đại Nam được trải nghiệm thực tế tại cơ quan quản lý nhà nước (tòa án, Viện kiểm soát..); Doanh nghiệp... Thực chiến với nghề tại phòng thực hành pháp luật, CLB Luật khoa DNU, tham gia các cuộc thi chuyên môn của khoa như: Luật khoa tranh hùng, phiên tòa giả định...
3. Rèn nghề cùng đội ngũ giảng viên giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm thực chiến
Đội ngũ lãnh đạo, giảng viên đứng lớp là các giảng viên có trình độ Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ giỏi chuyên môn, có kỹ năng sư phạm tốt.
Các giảng viên thỉnh giảng đến từ các trường đại học nổi tiếng như: Đại học Luật, Đại học Ngoại thương, Kinh tế quốc dân...
Các chuyên gia trong lĩnh vực Luật tham gia hỗ trợ giảng dạy và chia sẻ kinh nghiệm thực tế.
4. Môi trường học tập năng động, hiện đại, minh bạch
Đại học Đại Nam mang đến cho sinh viên môi trường học tập năng động, hiện đại và giàu trải nghiệm, đáp ứng tốt nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa học và phát triển toàn diện.
Trường Đại học Đại Nam cam kết minh bạch trong quá trình đào tạo, học thật – thi thật; quyết liệt và xử lý kịp thời các trường hợp học hộ, thi hộ; đảm bảo mọi quyền lợi và sự công bằng cho người học.
Môi trường học tập Xanh – Sạch – Đẹp.
Giảng đường dốc với thiết bị học tập đầy đủ, hiện đại, đáp ứng mọi nhu cầu học tập của sinh viên.
Thư viện với hơn 10.000 giáo trình, tài liệu để sinh viên nghiên cứu.
5. Cam kết không tăng học phí trong suốt quá trình đào tạo
Trường Đại học Đại Nam cam kết không tăng học phí suốt 03 năm học. Hiện tại, học phí của ngành Luật là 13,5 triệu đồng/kỳ.
6. Phát triển toàn diện Đức – Trí – Thể - Mỹ
Đại học Đại Nam chú trọng phát triển toàn diện Đức - Trí - Thể - Mỹ cho sinh viên, không chỉ cung cấp kiến thức chuyên môn mà còn rèn luyện đạo đức, kỹ năng và sức khỏe thông qua các chương trình: Đào tạo và Phát triển Kỹ năng mềm; khóa bổ trợ kiến thức, kỹ năng nghề do các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp trực tiếp đứng lớp; thể chất khác biệt với các môn thể thao tự chọn Yoga, Võ tự vệ, Dance, Bóng đá... Học kỳ Quốc phòng – An ninh với 28 ngày đêm “đi lính” ngay tại trường.
Tự chọn môn thể thao yêu thích để rèn luyện.
Chương trình Đào tạo và Phát triển Kỹ năng mềm chỉ có tại Đại học Đại Nam.
Rèn kỷ luật, kỷ cương với học kỳ quân sự ngay tại trường.
Bên cạnh đó, sinh viên ngành Luật còn được tham gia các hoạt động phong trào ý nghĩa, có tính trách nhiệm xã hội của nhà trường; bung hết sức trẻ tại hơn 30 CLB sinh viên.
Cháy hết mình tại Lễ Khai giảng năm học mới và Đại nhạc hội chào tân sinh viên.
Phục hưng văn hóa đọc của thầy, trò DNU cùng chương trình “Ngày hội sách”.
Cam kết bảo vệ môi trường tại chương trình Hội trại truyền thống.
03 phương thức xét tuyển ngành Luật trường Đại học Đại Nam
Năm học 2024 – 2025, trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 100 chỉ tiêu hệ đại học chính quy ngành Luật (mã ngành: 7380101) theo 3 phương thức xét tuyển.
Phương thức 1: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024.
Phương thức 2: Xét kết quả học tập cấp THPT (Xét học bạ). Tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển ≥ 18 điểm.
Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và Nhà trường.