“Cố đô Huế ở đâu? Cố đô Huế có những gì? Quần thể cố đô Huế nằm ở đâu?” Phải chăng đó cũng là các câu hỏi mà bạn đang quan tâm. Nếu vậy, hãy cùng Tour Du lịch Đà Nẵng tìm hiểu chi tiết nhất nhé!
Gợi ý lịch trình 2 ngày hóa nàng thơ tại Huế
Buổi sáng - chiều: Tham quan quần thể di tích Cố đô Huế
Buổi tối: Dạo phố, thưởng thức ẩm thực Huế
Buổi sáng: Đồi Thiên An – Hồ Thuỷ Tiên
Buổi chiều: chùa Thiên Mụ, sông Hương
Ngày 1: Đi ngược dòng thời gian để tìm hiểu về lịch sử Cố đô Huế
Tham quan Quần thể di tích Cố đô Huế - Đại Nội:
Vì không có nhiều thời gian nên bọn mình chọn chuyến bay sáng sớm. Đáp xuống sân bay Phú Bài vào khoảng 9:00, mình nhanh nhanh về khách sạn gửi hành lý và thẳng tiến đến địa điểm đầu tiên trong lịch trình – Kinh thành Huế.
Quần thể di tích Cố đô Huế được chia thành các cụm công trình với hàng trăm năm tuổi đời và phân thành 2 khu trong và ngoài Kinh thành Huế. Giữa không gian rêu phong cổ kính nhuốm màu thời gian này, bí quyết để hóa thành nàng thơ là chuẩn bị thật kĩ trang phục và phụ kiện bạn nha.
Lựa chọn hoàn hảo nhất là những bộ áo cổ trang như áo dài (truyền thống hay cách tân đều đẹp), áo yếm, hoặc áo Nhật bình. Hoặc nếu không có thì một chiếc váy dài thướt tha với tông màu nhã nhặn hoặc những bộ outfit style vintage cũng rất là “vào vibe”.
Đầu tư hơn nữa, hãy sắm thêm một chiếc nón lá để làm đạo cụ, đảm bảo lên hình là đúng thơ luôn.
Quần thể di tích Cố đô Huế (@ thundphoenix)
Miệt mài tác nghiệp xong thì tất nhiên tụi mình cũng không quên tham quan các cụm di tích trong khu vực Tử Cấm Thành.
Do thời gian có hạn, cũng như nhiều hạng mục còn trong quá trình tu sửa nên tụi mình không thể đi hết cả Kinh thành rộng lớn được mà chỉ đến được các công trình chính như cổng Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Duyệt Thị Đường, Điện Long An…
Tuy vậy, cảm giác được rảo bước giữa khoảnh sân lát đá, sờ tay vào những bức tường, viên gạch đã lên đến vài trăm năm tuổi vẫn không khỏi khiến mình lâng lâng.
Đại Nội Kinh thành Huế (@ katya_gyrenko)
Checklist ẩm thực cho ngày đầu du lịch Huế: Sau chuyến khám phá Kinh thành mấy tiếng liền, tụi mình đã có phần đuối và quyết tâm phải dành cả buổi chiều để “càn quét” ẩm thực Cố đô. Nhanh nhanh về khách sạn, thay quần áo và nghỉ ngơi một chút, food tour của 2 nàng thơ nhà mình chính thức bắt đầu.
Bánh Canh Nam Phổ: Đây là món ăn đặc sản có nguồn gốc từ làng Nam Phổ với các sợi bánh canh bột gạo, bột lọc được kết hợp theo tỉ lệ nhất định để tạo độ mềm, dai đặc trưng. Nước súp được làm sệt và mang một màu đỏ hồng của tôm, ăn kèm với chả tạo nên một bát bánh canh trứ danh, ngon quên lối về.
Bánh Canh Nam Phổ - đặc sản làng Nam Phổ (@trungbuii)
Bánh khoái: Khá giống với món bánh xèo về hình thức với lớp vỏ vàng giòn, bánh khoái tạo nên sự khác biệt của mình với phần nhân đầy ụ gồm tôm, giò, giá đỗ, thậm chí có phiên bản nhân cá kình độc đáo.
Nước chấm bánh khoái thường được gọi là nước lèo, thật ra là một hỗn hợp từ thịt nạc, gan, tương đậu nành, đậu phộng… tất cả xay nhuyễn hòa quyện vào nhau.
Bánh Khoái (@_wanderer_spirit_)
Các loại bánh bột đặc sản như bánh bèo, bánh nậm, bánh bột lọc: Tới Huế mà không ăn đủ combo bánh bột tại chính vùng đất khai sinh ra chúng thì thật có lỗi. Đây cũng chính là món mình mong chờ nhất trong suốt buổi chiều này nên dù rất no thì cũng quyết định tự mình “chén” hết một phần mới đã thèm.
Vào buổi tối, bạn có thể hòa mình vào nhịp sống thành phố và nơi lý tưởng nhất để thưởng thức vẻ đẹp Huế về đêm có lẽ là Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu. Nằm dọc theo bờ sông Hương, phố đi bộ cũng thường diễn ra các hoạt động sôi nổi như biểu diễn đường phố, hát du ca hoặc vẽ tranh nghệ thuật,...
Du lịch Huế – những lưu ý cần thiết
Mùa xuân (tháng 1 – tháng 4) là thời điểm đẹp nhất để đến Huế, với tiết trời ấm áp, hoa cỏ đua nở. Mùa hè (tháng 5 – tháng 8) là thời điểm Huế có nhiều lễ hội, và các hoạt động vui chơi giải trí. Mùa thu (tháng 9 – tháng 11) là thời điểm Huế có khí hậu mát mẻ, dễ chịu. Mùa đông (tháng 12 – tháng 2) là thời điểm Huế có ít du khách nhất, và giá cả dịch vụ rẻ hơn.
Huế nằm ở vị trí trung tâm của Việt Nam, do đó du khách có thể dễ dàng di chuyển đến đây bằng nhiều phương tiện khác nhau.
Sân bay quốc tế Phú Bài (HUI) là sân bay gần nhất với Huế, cách trung tâm thành phố khoảng 15 km. Hiện nay, có nhiều hãng hàng không khai thác đường bay đến Huế từ các thành phố lớn trong nước như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc… Ngoài ra, cũng có một số đường bay quốc tế đến Huế từ các nước như: Thái Lan, Lào, Campuchia.
Ga Huế là ga tàu lớn nhất miền Trung Việt Nam, nằm ngay trung tâm thành phố. Ga Huế có nhiều chuyến tàu đến từ các tỉnh thành khác nhau trên cả nước như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Quảng Ngãi, Quy Nhơn… Đi tàu hỏa đến Huế là một trải nghiệm thú vị, du khách có thể ngắm nhìn cảnh đẹp dọc theo tuyến đường sắt Bắc Nam.
Huế có nhiều bến xe, du khách có thể đi xe khách từ các tỉnh thành khác đến Huế. Giá vé xe khách rẻ hơn so với máy bay và tàu hỏa, tuy nhiên thời gian di chuyển sẽ lâu hơn.
Tại Huế, du khách có thể di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau như:
Xe taxi: Taxi là phương tiện di chuyển phổ biến nhất tại Huế. Giá taxi ở Huế tương đối rẻ so với các thành phố khác. Xe ôm: Xe ôm là phương tiện di chuyển tiện lợi cho những quãng đường ngắn. Giá xe ôm ở Huế cũng khá rẻ. Thuê xe máy: Thuê xe máy Huế là lựa chọn phù hợp cho những du khách muốn tự do khám phá Huế. Giá thuê xe máy ở Huế dao động từ 100.000 – 150.000 đồng/ngày. Xe buýt: Huế có hệ thống xe buýt khá phát triển, giá vé xe buýt rẻ. Tuy nhiên, xe buýt thường đi theo lộ trình cố định và có thể không phù hợp với những du khách muốn khám phá những địa điểm xa trung tâm thành phố.
Huế có nhiều khách sạn từ bình dân đến cao cấp, tập trung ở các khu vực trung tâm thành phố như: đường Lê Lợi, đường Phan Bội Châu, đường Trần Hưng Đạo,… Du khách có thể lựa chọn lưu trú tại Huế với nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với nhu cầu và sở thích của bản thân:
Khách sạn: Huế có nhiều khách sạn từ bình dân đến cao cấp, tập trung ở các khu vực trung tâm thành phố như: đường Lê Lợi, đường Phan Bội Châu, đường Trần Hưng Đạo,… Homestay: Homestay là một hình thức lưu trú mới đang ngày càng phổ biến ở Huế. Homestay mang đến cho du khách cơ hội trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương, hòa mình vào văn hóa bản sắc của Huế. Nhà nghỉ: Nhà nghỉ là lựa chọn phù hợp cho những du khách muốn tiết kiệm chi phí. Nhà nghỉ thường có giá rẻ hơn khách sạn, nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ tiện nghi cơ bản.
Du lịch Huế lúc nào là “thơ” nhất?
Du lịch Huế mùa nào thì đẹp nhất?
Để bạn có thể trải nghiệm hết vẻ đẹp của Huế, thì mùa xuân sẽ là thời điểm thích hợp nhất. Vì tại Huế, mùa hè nóng bức kéo dài từ tháng 3 đến tận tháng 8. Còn từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau, Huế lại vào mùa mưa, có đôi khi sẽ chịu ảnh hưởng bởi bão lũ; mà người ta lại còn nói mưa Huế thì thôi buồn đứt ruột.
Do đó, thời gian từ tháng 1 đến hết tháng 3 sẽ là hoàn hảo nhất cho chuyến du xuân của bọn mình. Lưu ý là lúc này thời tiết tại Huế vẫn sẽ khá lạnh và có những cơn mưa rào bất chợt. Bạn nên chuẩn bị quần áo ấm đầy đủ nhé.
Cụ thể hơn, bạn có thể tham khảo các đặc điểm của Cố đô Huế theo từng tháng dưới đây để dễ dàng lập kế hoạch cho chuyến du lịch của mình nè.
Từ Sài Gòn, phương tiện di chuyển đến Huế nhiều vô kể, nào là tàu lửa, xe khách hoặc máy bay, tùy theo nhu cầu và lịch trình trải nghiệm của bạn. Nhưng cũng như nhiều du khách khác, mình và bạn thân chọn đường hàng không để tiết kiệm thời gian.
Hầu hết các hãng hàng không lớn đều có khai thác chuyến bay tới Huế mỗi ngày với nhiều khung giờ khác nhau. Nếu chịu khó lên kế hoạch mua vé máy bay sớm, cộng thêm các ưu đãi của tính năng “Du lịch - Đi lại” của Ví MoMo thì cũng tiết kiệm được kha khá đó nhé.
*Giá vé hiển thị có thể không còn hiệu lực tại thời điểm đặt chỗ. Hãng hàng không có thể thu thêm phí và lệ phí cho một số sản phẩm và dịch vụ.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo danh sách các nhà xe đi Huế sau để tìm phương tiện di chuyển phù hợp nhất cho chuyến đi của mình.