Chứng minh tài chính là nguyên nhân hàng đầu khiến kết quả xin visa du học thất bại. Thực tế, chứng minh tài chính du học Mỹ không khó, Bạn hoàn toàn có thể tự làm nếu nắm rõ các quy định và biết Đại sứ quán cần gì.

Tại sao du học Mỹ lại cần chứng minh tài chính?

Chứng minh tài chính du học Mỹ là sự cam kết của bạn với Đại sứ quán Mỹ về khả năng chi trả học phí và phí sinh hoạt trong suốt thời gian theo học.

Về bản chất, Đại sứ quán đặc biệt cảnh giác với những trường hợp mượn lý do du học để sang Mỹ làm việc nên bạn cần cho Đại sứ quán thấy rằng, bạn sang Mỹ chỉ để học tập, không bỏ học để đi làm thêm, không tìm cách nhập cư trái phép hay có bất kỳ ý định nào khác.

Chứng minh tài chính du học Mỹ cần bao nhiêu tiền?

Đây là câu hỏi không có câu trả lời chính xác vì Đại sứ quán không đưa ra con số cụ thể. Tuy nhiên, dựa trên kinh nghiệm chứng minh tài chính du học Mỹ của Nguyễn Lê để xin visa thành công, bạn có thể dựa vào công thức đã được kiểm chứng sau đây.

Số tiền chứng minh tài chính du học Mỹ = Chi phí du học (1 năm đầu) + Chi phí sinh hoạt (1 năm đầu).

Từ con số này, Bạn sẽ cần chuẩn bị:

Bạn có thể hình dung rõ hơn qua ví dụ cụ thể dưới đây.

Do Nguyễn Lê không biết bạn theo học chương trình nào (đại học, cao đẳng cộng đồng, học nghề…) cũng như khu vực bạn theo học (mỗi thành phố chi phí mỗi khác) nên công thức trên đây chỉ mang tính chất ước tính.

Để biết chính xác, bạn cộng các chi phí cụ thể phù hợp với hoàn cảnh của mình để ra con số cuối cùng. Ví dụ tổng cộng là 50.000USD thì đây là số dư tối thiểu cần có trong sổ tiết kiệm. Đồng thời, chứng minh thu nhập của người bảo lãnh cũng nên ở mức tối thiểu 4.166 USD (50.000 USD chia cho 12 tháng).

Chứng minh tài chính chưa đúng, chưa đủ là nguyên nhân chính khiến visa bị từ chối

Hồ sơ chứng minh tài chính du học Mỹ gồm những gì?

Chứng minh tài chính đối với Lãnh sự quán không chỉ đơn giản là bạn trình bày tất cả tài sản và tiền gửi tiết kiệm bạn có. Vấn đề ở đây là sự chứng minh bài bản, có tính hợp lý và thuyết phục đối với lãnh sự quán.

Ví dụ bạn có sổ tiết kiệm 1 tỷ nhưng thu nhập hàng tháng chỉ 10 triệu, đại sứ quán sẽ đặt câu hỏi nghi ngờ về nguồn gốc số tiền trong sổ tiết kiệm của bạn.

Hồ sơ tài chính du học Mỹ gồm 2 phần: khai báo số tiền trong sổ tiết kiệm và chứng minh nguồn thu nhập hàng tháng của bản thân đương đơn hoặc của người bảo hộ. Các tài sản có giá trị cao như xe, bất động sản,… cũng nên được kê khai cùng để “làm đẹp” hồ sơ chứng minh tài chính du học Mỹ của bạn.

Sổ tiết kiệm có tính thanh khoản cao, có thể rút để sử dụng ngay nên được xem là tài sản bảo đảm uy tín.

Số dư trong sổ cần tối thiểu bằng với chi phí học tập và sinh hoạt tại Mỹ trong năm đầu, dao động từ 25.000 – 80.000 USD tùy theo chương trình và thành phố bạn theo học.