Quần đảo Trường Sa (tiếng Anh: Spratly Islands; giản thể: 南沙群岛; phồn thể: 南沙群島; Hán-Việt: Nam Sa Quần đảo; bính âm: Nánshā Qúndǎo; tiếng Mã Lai và tiếng Indonesia: Kepulauan Spratly; tiếng Tagalog: Kapuluan ng Kalayaan) là một tập hợp các thực thể địa lý được bao quanh bởi những vùng ngư nghiệp trù phú đồng thời sở hữu trữ lượng dầu mỏ, khí đốt lớn thuộc biển Đông. Ngày nay, quần đảo này đang ở trong tình trạng tranh chấp lãnh thổ ở các mức độ khác nhau giữa 6 quốc gia, lần lượt là Brunei, Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia, Philippines và Việt Nam.
Danh sách thực thể bị chiếm đóng
Hiện Việt Nam chiếm đóng 21 thực thể địa lý gồm 9 đảo/cồn cát san hô là Đảo Song Tử Tây, Đảo Nam Yết, Đảo Sơn Ca, Đảo Sinh Tồn, Đảo Sinh Tồn Đông, Đảo Trường Sa, Đảo Trường Sa Đông, Đảo Phan Vinh, Đảo An Bang; cùng 12 bãi đá san hô là Đá Nam, Đá Lớn, Đá Núi Thị, Đá Cô Lin, Đá Len Đao, Đá Lát, Đá Tây, Đá Đông, Đá Núi Le, Đá Tốc Tan, Đá Tiên Nữ, Bãi Thuyền Chài.[1]
Philippines chiếm đóng 9 thực thể địa lý gồm 7 đảo/cồn cát san hô là Đảo Song Tử Đông, Đảo Thị Tứ, Đảo Bến Lạc, Đảo Loại Ta, Đảo Loại Ta Tây, Đảo Bình Nguyên, Đảo Vĩnh Viễn; cùng 2 bãi đá san hô là Đá Công Đo, Bãi Cỏ Mây.[1]
Trung Quốc chiếm đóng 7 bãi đá san hô: Đá Xu Bi, Đá Chữ Thập, Đá Ga Ven, Đá Gạc Ma, Đá Tư Nghĩa, Đá Châu Viên, Đá Vành Khăn.[1]
Malaysia chiếm đóng 5 bãi đá san hô: Đá Én Ca, Đá Hoa Lau, Đá Kỳ Vân, Đá Kiêu Ngựa, Bãi Thám Hiểm.[1]
Đài Loan chiếm đóng 1 đảo san hô là đảo Ba Bình.[1]
Việt Nam Cộng hòa và Philippines
Từ 1956 - 1975, quần đảo Trường Sa thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa sau khi tiếp thu từ Pháp quyền kiểm soát quần đảo Trường Sa. Năm 1963, Hải quân Việt Nam Cộng hòa đưa tàu ra dựng bia ở một số đảo, nhưng sau đó rút đi và không đồn trú lâu dài.
Năm 1970 Philippines đã tổ chức chiếm giữ đảo Song Tử Đông, đảo Thị Tứ, đảo Loại Ta và 4 đảo nữa. Theo như Đại tá về hưu hải quân Philippines Domingo Tucay Jr kể lại thì các đảo, bãi khi đó hoàn toàn hoang vắng, Philippines chiếm đóng dễ dàng. Chỉ khi tới đảo Song Tử Tây, họ mới thấy quân Việt Nam Cộng hòa đóng ở đây. Quân Philippines báo về sở chỉ huy, được chỉ thị cứ để mặc quân Việt Nam Cộng hòa. Lính Việt Nam Cộng hòa ở đảo Song Tử Tây cũng để yên để cho quân Philippines hành động. Sau chiến dịch, Philippines chiếm được 6 đảo nổi và bãi đá mà không cần phải nổ súng, trong đó Thị Tứ là đảo lớn thứ nhì, Bến Lạc (Đảo Dừa) là đảo lớn thứ ba, Song Tử Đông là đảo lớn thứ năm ở quần đảo Trường Sa. Philippines giữ các đảo và bãi này từ đó đến nay.
Sau vụ chiếm đóng, chính phủ Việt Nam Cộng hòa cũng không hề lên tiếng phản đối hoặc có động thái quân sự gì để đáp trả vụ chiếm đóng đó. Theo như lời Tucay kể lại, nhiều tháng sau khi Philippines chiếm đóng 7 đảo ở quần đảo Trường Sa, các nước khác mới biết vụ việc này[154][155].
Năm 1956, Đài Loan điều tàu đến đảo Ba Bình khi đó thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã không có hành động gì để phản đối. Nhân dịp lễ Song Thập 10/10 của Trung Hoa Dân Quốc (tức Đài Loan), Tổng thống Ngô Đình Diệm đã ra lệnh cho quân rút khỏi đảo Ba Bình là đảo lớn nhất tại quần đảo, Đài Loan giành quyền kiểm soát đảo mà không cần phải nổ súng.[cần dẫn nguồn]
Thời điểm quân đội Đài Loan thực sự tái chiếm đảo Ba Bình chưa rõ ràng, bởi có rất nhiều thông tin khác nhau về thời điểm Đài Loan điều tàu đến đảo Ba Bình vào năm 1956 (ngày 20 tháng 5, tháng 7, tháng 9 hoặc tháng 10[156]) và có nguồn tài liệu cho rằng từ năm 1971 thì Đài Loan mới thực sự đồn trú lâu dài trên đảo.[157][Ghi chú 15]
Ngày nay, đảo Ba Bình được Đài Loan biến thành một "pháo đài" với nhiều công sự phòng thủ kiên cố và có một đường băng cho phép máy bay vận tải C-130 Hercules lên xuống.[cần dẫn nguồn]
Danh sách thực thể chưa rõ quốc gia chiếm đóng
Các đảo trên sông Naf (Bangladesh, Myanmar) · Bãi Macclesfield (CHND Trung Hoa, Trung Hoa Dân Quốc) · Hoàng Sa (CHND Trung Hoa, Trung Hoa Dân Quốc, Việt Nam) · Quần đảo Đông Sa (CHND Trung Hoa, Trung Hoa Dân Quốc) · Sabah (Malaysia, Philippines) · Bãi cạn Scarborough (Philippines, CHND Trung Hoa, Trung Hoa Dân Quốc) · Trường Sa (Brunei, Malaysia, Philippines, CHND Trung Hoa, Trung Hoa Dân Quốc, Việt Nam)
Khi sự kiện ngày 14-3-1988 tại vùng biển Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao vẫn còn nóng hổi, cuối tháng 4-1988, nhà báo Nguyễn Viết Thái - phóng viên Báo Phú Khánh (cũ) được phân công đi Trường Sa. Trong chuyến đi ấy, ông đã có được những tấm ảnh chân thực về đời sống của cán bộ, chiến sĩ Trường Sa. Hiện nay, những tấm ảnh này là tư liệu lịch sử quý giá; đặc biệt, tấm ảnh đặc tả Đại tướng Lê Đức Anh - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đọc “lời thề giữ đảo” đã trở thành khoảnh khắc không thể nào quên. Về chuyến đi Trường Sa năm ấy, nhà báo Nguyễn Viết Thái kể:
Đại tướng Lê Đức Anh đọc lời thề quyết tâm giữ đảo bên cột mốc chủ quyền đảo Trường Sa. Ảnh: Viết Thái
- Chiều 28-4-1988, Vùng 4 Hải quân cho xe đến tận tòa soạn đón tôi cùng anh Phạm Đình Quát ở Quốc doanh Nhiếp ảnh Phú Khánh. Khi đi, tôi mang theo chiếc máy ảnh Pentax cùng 5 cuộn phim Orwo đen trắng của Cộng hòa Dân chủ Đức (cũ) và 1 cuộn phim của Liên Xô (cũ). Cùng đi đợt ấy còn có nhạc sĩ Xuân An ở Sở Văn hóa - Thông tin, ca sĩ Anh Đào và Thanh Thanh của Đoàn Ca múa nhạc Hải Đăng... Đến Nhà khách ngoại vụ của Vùng 4 Hải quân, chúng tôi nhập chung với các nhà báo, nhà quay phim đến từ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Những ngày ở nhà khách, xe mang thư, quà gửi Trường Sa rất nhiều. Cả nước đang hướng về quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc sau sự kiện đau thương ở Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao.
Sát ngày đi, chúng tôi mới biết Đại tướng Lê Đức Anh - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đô đốc Tư lệnh Quân chủng Hải quân Giáp Văn Cương và nhiều cán bộ cao cấp của các quân chủng, tổng cục cũng đi trong chuyến này. Đến sáng 4-5-1988, chúng tôi lên tàu thẳng tiến đến Trường Sa.
- Cảm xúc của ông lần đầu đi Trường Sa, lại trong thời điểm căng thẳng đó như thế nào?
- Lần đầu ra đảo, giữa trùng khơi sóng nước, nhìn lá cờ Tổ quốc phần phật bay trong nắng, lòng tôi đã rung lên những cảm xúc tự hào về đất nước. Khi đên đảo Đá Lát (đảo đầu tiên), nhìn 7 người lính trẻ sống trên một cái nhà chân cao, chừng vài chục mét vuông giữa biển xanh mênh mông, lòng tôi trào dâng niềm cảm phục về ý chí, tình yêu Tổ quốc của những người lính đảo. Tôi tranh thủ thời gian ghi lại hình ảnh những người lính đang lau chùi súng đạn, luyện tập dưới cái nắng gay gắt. Khác với hình dung của tôi trước khi lên đường, mặc dù sự kiện Gạc Ma vừa qua chưa lâu nhưng những người lính đảo luôn rất lạc quan, yêu đời.
- Ông có thể kể rõ hơn về hành trình chuyến đi lịch sử ấy. Và ông đã ghi lại được gì qua ống kính của mình?
- Trong 15 ngày, đoàn của chúng tôi đã đến thăm 10 đảo ở quần đảo Trường Sa. Sau Đá Lát, tôi còn đến Trường Sa Đông, Đá Tây, Trường Sa, Thuyền Chài, Phan Vinh, Tiên Nữ, Núi Le, Tốc Tan, Đá Đông, sau đó quay trở lại đảo Trường Sa rồi về Cam Ranh. Trường Sa đẹp vô cùng. Buổi tối, ngắm ánh trăng lung linh soi bóng xuống mặt biển, cảm giác thật êm đềm. Nhưng cũng có lúc không khí trở nên căng thẳng, đó là lần 2 tàu chiến nước ngoài theo kèm, chạy cắt chéo đường chạy của tàu ta…
Đến các đảo, Đại tướng Lê Đức Anh và Đô đốc Giáp Văn Cương đều thăm hỏi cán bộ, chiến sĩ, rất thân tình, gần gũi. Ngày đó, hầu hết các đảo chìm đều chỉ có chiếc nhà cao chân, rộng vài chục mét vuông chênh vênh giữa sóng gió. Công binh khẩn trương xây dựng nhà lâu bền trên một số đảo, như: Núi Le, Tiên Nữ… Tôi chụp khá nhiều cảnh bộ đội công binh xây dựng nhà lâu bền; cảnh diễn tập chiến đấu của những người lính đảo Trường Sa trên các bãi đá san hô khô cằn như hoang mạc. Tôi cũng kịp ghi lại hình ảnh về tình cảm ngọt ngào giữa đất liền với đảo xa qua hình ảnh ca sĩ Anh Đào, Thanh Thanh vừa khâu cúc áo vừa hát cho chiến sĩ nghe; cảnh các ca sĩ hát bên mâm pháo, trên nóc xe tăng…
- Tấm ảnh Đại tướng Lê Đức Anh đọc “lời thề giữ đảo” ở Trường Sa được ra đời trong hoàn cảnh nào, thưa ông?
- Bức ảnh đó tôi chụp tại lễ kỷ niệm 33 năm Ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam vào chiều 7-5-1988 ở đảo Trường Sa. 35 năm đã qua, nhưng mỗi khi nhìn lại tấm ảnh này, tôi vẫn nhớ như in giây phút Đại tướng Lê Đức Anh đọc lời thề bày tỏ quyết tâm giữ đảo: “Chúng ta xin thề trước hương hồn của tổ tiên ta, trước hương hồn của các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, xin hứa trước đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau: Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa - một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu”. Khi đó, mắt ai cũng trào dâng nước mắt vì quá xúc động!
- Vậy, còn bức ảnh về thuyền trưởng Vũ Huy Lễ cùng các chiến sĩ tàu HQ505 được rất nhiều báo chí sử dụng sau này?
- Tôi trở về đất liền ngày 18-5-1988. Ngay sáng hôm sau, tôi nghe tin có các cán bộ, chiến sĩ từ vùng biển Gạc Ma trở về. Vậy là tôi tức tốc đến để phỏng vấn thuyền trưởng Vũ Huy Lễ, cán bộ, chiến sĩ tàu HQ505 về diễn biến của sự kiện Gạc Ma, chuyện tàu HQ505 bị trúng đạn nhưng đã ủi lên bãi đảo Cô Lin bảo vệ được chủ quyền của Tổ quốc. Thật xúc động khi gặp những người lính trẻ măng, vừa đối mặt cái chết nhưng phong thái, nét mặt họ vẫn đầy vẻ tự tin, lạc quan. Càng khâm phục hơn khi biết chuyện sau khi ủi đảo, cấp trên chỉ thị chỉ giữ lại 10 người để giữ đảo, còn lại cho về đảo Sinh Tồn thì tất cả đều xung phong ở lại... Sau khi phỏng vấn, tôi đề nghị thuyền trưởng Vũ Huy Lễ và các cán bộ, chiến sĩ ở tàu đứng xích lại để tôi chụp một kiểu ảnh chung. Hiện nay, tôi vẫn còn giữ cuốn sổ tay ghi lại tên của 7 người trong tấm ảnh và câu chuyện họ chiến đấu ở đảo Cô Lin trong chiến dịch chủ quyền năm 1988. Người trẻ nhất trong tấm ảnh đó là chiến sĩ Hoàng Phúc Sáng quê ở Nghệ Tĩnh (cũ).
Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ và các chiến sĩ tàu HQ 505 tháng 5-1988.
- Trường Sa thời điểm đó thật khắc nghiệt, chắc hẳn ông đã có không ít kỷ niệm trong chuyến đi?
- Khi đến đảo Phan Vinh, các chiến sĩ ở đây kể rằng ở ngoài này gián nhiều vô kể. Có đợt xịt thuốc xong gom lại đến 60kg xác gián chết, vậy mà vẫn không hết gián. Đêm trên đảo Phan Vinh, chúng tôi đã chứng kiến niềm vui sướng đến tột độ của lính đảo, khi một trận mưa giông ập đến bất ngờ. Lính đảo đem thau chậu hứng nước, ùa ra tắm mưa. Xúc động trước khung cảnh đó, đêm ấy nhạc sĩ Xuân An viết ngay bài hát “Mưa Trường Sa” với những câu hát thể hiện niềm vui, sự mong chờ những con mưa của lính đảo.
Nhạc sĩ Xuân An hát phục vụ các chiến sĩ đảo Trường Sa. Ảnh Viết Thái.
Biết được đời sống của lính Trường Sa còn khó khăn nên các thủ trưởng rất yêu quý lính. Tôi còn nhớ, khi đến các đảo nổi, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 Phạm Công Phán nhiều lần tình nguyện gác thay để lính đảo được xem chiếu phim. Khi thị sát diễn tập ở đảo Thuyền Chài, Đô đốc Giáp Văn Cương đã chỉnh lại động tác ngắm súng cho một chiến sĩ. Đến đảo Núi Le, ông lội xuống nước vỗ vai động viên từng chiến sĩ đang vác đá xây dựng nhà lâu bền, như người cha già động viên con mình vậy. Dường như không có khoảng cách nào giữa người tư lệnh “huyền thoại” của Quân chủng Hải quân với những người lính của mình. Giây phút ấy mới hiểu vì sao lính Trường Sa những năm ấy mỗi khi nhắc đến ông vẫn gọi là “bố Cương”. Và tôi nhớ đến câu thơ “Tướng sĩ một lòng phụ tử/Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào” trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Quân đội nhân dân Việt Nam có đội quân trên dưới “một lòng phụ tử” như thế thì việc giữ vững chủ quyền Trường Sa là lẽ tất nhiên!
Theo https://www.baokhanhhoa.vn/chinh-tri/202303/chuyen-ve-nhung-tam-anh-truong-sa-nam-ay-8277402/
Ngoài ra, nhiều ý kiến bạn đọc cũng đề nghị Tuổi Trẻ thông tin thêm về đảo Ba Bình để bạn đọc có đầy đủ thông tin về hòn đảo lớn nhất quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Đảo Ba Bình (tên quốc tế là Itu Aba) nằm ở tọa độ 10°23 bắc, 114°22 đông, là hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Theo từ điển bách khoa mở Wikipedia, Trung Quốc và Đài Loan gọi đảo này là đảo Thái Bình (Taiping dao). Đảo có chu vi 2,8km, diện tích 43,2ha và có một vòng đá san hô bao quanh. Chiều dài đảo là 1.470m, chiều rộng 500m, có độ cao trung bình 2,8m. Trên đảo có mọc các loại cây dừa, chuối, đu đủ, cây cọ cao khoảng 7m và nhiều bụi rậm. Trên đảo có một giếng nước và có nhiều công sự bỏ hoang ở phía tây nam.
Theo học giả Vương Hồng Sển, tên của Ba Bình có thể bắt nguồn từ việc một vị quan cai trị người Pháp phải đặt mật hiệu cho hòn đảo này nhưng còn chưa nghĩ ra. Sau đó ông đặt tên cho nó theo tên hai người hầu ở trong nhà ông là chị Tư và chị Ba. Vì người Pháp không đọc âm "h" nên thành Itu Aba. Còn tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã thì cho biết tên Ba Bình do ông đặt, căn cứ vào những tài liệu ông có được.
Theo tiến sĩ Nguyễn Nhã, vào ngày 26-10-1946, lúc quân đội viễn chinh Pháp và Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đang bận đối phó với cuộc chiến tranh toàn diện sắp xảy ra, thì hạm đội đặc biệt của Trung Hoa Dân Quốc gồm bốn chiến hạm, mỗi chiếc chở một số đại diện của các cơ quan và 59 binh sĩ thuộc trung đội độc lập về cảnh vệ của hải quân (tiền thân của quân thủy đánh bộ) xuất phát từ cảng Ngô Tùng ngày 9-10 đổ bộ lên Hoàng Sa.
Ngày 29-11-1946, các tàu Vĩnh Hưng và Trung Kiên của quân Tưởng Giới Thạch tới đảo Hoàng Sa và đổ bộ lên đây. Tàu Thái Bình và Trung Nghiệp đến Trường Sa. Sau 1975 cho đến nay, Đài Loan vẫn chiếm giữ trái phép đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ngày 21-1-2008, Đài Loan đã đưa máy bay quân sự C-130 đáp xuống đường băng vừa xây xong trên đảo Ba Bình.