Thông thường, doanh nghiệp rủi ro cao về thuế thường gặp 3 trường hợp sau:
Phần mềm kế toán Safebooks – Phát hiện và cảnh báo rủi ro về hóa đơn nhanh chóng
Trong bối cảnh ngành Thuế đang thực hiện chặt chẽ và rà soát, kiểm tra kỹ lưỡng các rủi ro về hóa đơn điện tử và gian lận thuế, doanh nghiệp cần chú ý tính minh bạch của hóa đơn để giảm thiểu các thiệt hại cho mình.
Phần mềm kế toán Safebooks ứng dụng công nghệ thông minh, mang tới cho người dùng các chức năng ưu việt, phát hiện và cảnh báo rủi ro về hóa đơn trong thời gian sớm nhất:
Trong bối cảnh ngành Thuế đang tăng cường quản lý rủi ro hóa đơn điện tử, giám sát chống gian lận thuế, ngày 16/5/2023 Tổng cục Thuế ban hành công văn 1798/TCT-TTKT năm 2024 về việc rà soát, xử lý hóa đơn không hợp pháp của các doanh nghiệp rủi ro về hóa đơn. Kèm theo đó công bố danh sách 524 doanh nghiệp rủi ro về hóa đơn trên cả nước…
Tải danh sách 116 doanh nghiệp rủi ro do cùng một cá nhân thành lập
Ngày 19-6 vừa qua, qua rà soát và kiểm tra trực tiếp, chi cục thuế TP. Hồ Chí Minh phát hiện một phụ nữ thành lập 116 doanh nghiệp nhưng không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh, nên đã cảnh báo những dấu hiệu rủi ro từ nhóm doanh nghiệp ”ma” này đến cơ quan đăng ký kinh doanh và chuyển hồ sơ cá nhân liên quan cho cơ quan công an.
Danh sách doanh nghiệp rủi ro cao về thuế 2024 và cách xử lý
Rủi ro cao về thuế là vấn đề được cả doanh nghiệp và người lao động và đặc biệt là các kế toán viên quan tâm. Bởi mỗi cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức đều cần có trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. Safebooks mang đến file danh sách 1520 doanh nghiệp rủi ro cao về thuế năm 2024 mới nhất và cách xử lý dành cho các doanh nghiệp trong bài viết dưới đây!
Xử lý như thế nào đối với các hóa đơn đầu vào từ các doanh nghiệp rủi ro về thuế?
Doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế là doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro trong quản lý và sử dụng hóa đơn dựa trên các tiêu chí đánh giá cụ thể… (Theo Quyết định 78/QĐ-TCT năm 2023 do TCT ban hành)
Do đó, các doanh nghiệp thuộc danh sách 524 doanh nghiệp có rủi ro về hóa đơn kể trên được đánh giá là doanh nghiệp rủi ro cao về thuế.
Dựa trên các quy định tại Luật Quản lý thuế 2019, Thông tư 31/2021/TT-BTC, Thông tư 219/2013/TT-BTC, Công văn 11797/BTC-TCT năm 2014 và các văn bản hướng dẫn liên quan, khi có hóa đơn đầu vào từ các doanh nghiệp nằm trong danh sách 524 doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế, hóa đơn thì sẽ xử lý như sau:
Tải danh sách 1520 doanh nghiệp rủi ro cao về thuế 2024
Theo quy định tại Thông tư 204/2015/TT-BTC, rủi ro về thuế được định nghĩa là: “Nguy cơ không tuân thủ chính sách pháp luật về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước của người nộp thuế. Rủi ro về thuế dẫn đến việc thất thu ngân sách Nhà nước trong quản lý thu thuế”.
Tải ngay danh sách 1520 doanh nghiệp rủi ro cao về thuế của Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh mới nhất năm 2024:
Cách xử lý khi doanh nghiệp có hóa đơn đầu vào từ các công ty gặp rủi ro cao về thuế
Cơ quan thuế cần xem xét hoạt động kinh doanh để xác nhận hành vi mua bán thông qua các giấy tờ như: hợp đồng mua bán, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, chứng từ thanh toán,…
Xem thêm: https://safebooks.vn/quy-trinh-thanh-kiem-tra-thue
Nếu hoạt động kinh doanh là đúng và đã kê khai, hạch toán đầy đủ thì doanh nghiệp sẽ được khấu trừ thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) đầu vào và tính vào chi phí xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).
Trong trường hợp này, tùy vào dấu hiệu vi phạm mà Cơ quan thuế sẽ xem xét để đưa ra các quyết định xử phạt tương ứng. Doanh nghiệp cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Gửi hồ sơ giải trình cho Tổng cục thuế
Bước 2: Loại trừ hóa đơn đã nhận được
Bước 3: Lập tờ khai bổ sung KHBS thuế GTGT
Bước 4: Lập tờ khai bổ sung KHBS thuế TNDN
Ngược lại với trường hợp 1, ở trường hợp này doanh nghiệp sẽ không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, cũng như không được tính vào chi phí xác định thu nhập thuế TNDN.
Đối với các hóa đơn có rủi ro cao về thuế, Cơ quan thuế sẽ thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp để tạm dừng việc kê khai khấu trừ thuế GTGT và chờ kết quả từ các cơ quan có thẩm quyền.
Sau khi nhận được thông báo bằng văn bản của Cơ quan thuế, doanh nghiệp cần kê khai điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã khấu trừ
Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải đảm bảo cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật. Cơ quan thuế cũng sẽ thực hiện thanh tra và kiểm tra thuế tại doanh nghiệp để kết luận và xử phạt (nếu vi phạm).
Giải pháp phát hiện và cảnh báo rủi ro trên hóa đơn nhờ ứng dụng công nghệ AI
Trong bối cảnh ngành thuế đang đẩy mạnh các chủ trương để rà soát, kiểm tra, xử lý và quản lý rủi ro hóa đơn điện tử, giám sát chống gian lận thuế, các đơn vị kinh doanh cần phải chú ý tra xét và xác minh tính minh bạch về hóa đơn để giảm thiểu tối đa các rủi ro, thiệt hại cho đơn vị mình.
Phần mềm Xử lý hóa đơn MISA meInvoice ứng dụng công nghệ AI tiên tiến – Tải hoá đơn tự động từ nhà cung cấp, kết nối dữ liệu lên phần mềm kế toán và nhanh chóng kiểm tra sai sót, kịp thời cảnh báo khi phát hiện có các rủi ro về hóa đơn như:
Từ đó giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro về hóa đơn không có giá trị pháp lý, không xác minh được tính minh bạch; tránh được nguy cơ bị phạt, tổn thất kinh tế.
Bên cạnh đó, phần mềm còn cung cấp cho người dùng nhiều tính năng hữu ích khác như:
Giao diện trực quan, dễ sử dụng
Tự động hạch toán hóa đơn vào phần mềm kế toán
Cùng nhiều tiện ích khác giúp kế toán tăng hiệu suất quản lý hóa đơn tới 80%
Để bảo vệ doanh nghiệp trước các rủi ro, tránh gây các thiệt hại về thuế cho DN trong các trường hợp CQT yêu cầu giải trình, xác minh tính minh bạch về hóa đơn, các doanh nghiệp cần lưu ý xem xét tra cứu kỹ về tình trạng hoạt động của doanh nghiệp xuất hóa đơn đầu vào và lưu trữ đầy đủ, cẩn thận những chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa dịch vụ.
Quyết định số 575/QĐ-TCT của TCT xây dựng quy trình áp dụng quản lý rủi ro sử dụng hóa đơn
Để kịp thời phát hiện, cảnh báo những trường hợp nghi ngờ gian lận trong sử dụng hóa đơn điện tử, Tổng cục Thuế đã ban hành quy trình áp dụng quản lý rủi ro, đánh giá, xác định người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro trong quản lý và sử dụng hóa đơn tại Quyết định số 575/QĐ-TCT ngày 10/5/2023.
Quyết định 575/QĐ-TCT hướng dẫn quy trình cơ quan Thuế thu thập, phân tích thông tin, đánh giá, phân loại mức độ rủi ro về hóa đơn và biện pháp quản lý người nộp thuế theo mức độ rủi ro hóa đơn. Theo đó:
– CQT sẽ tiến hành đánh giá, phân loại người nộp thuế có rủi ro về hóa đơn định kỳ hàng tháng vào ngày 25 bằng phương thức đánh giá tự động dựa trên cơ sở thông tin quản lý rủi ro được cập nhật trên ứng dụng quản lý rủi ro
– TCT ban hành ngưỡng rủi ro kết hợp với Bộ chỉ số tiêu chí ban hành tại Quyết định số 78/QĐ-TCT ngày 2/2/2023 (để làm căn cứ phân loại người nộp thuế có rủi ro về hóa đơn theo 3 hạng: rủi ro cao, rủi ro trung bình và rủi ro thấp).
– Trường hợp cần thiết, sẽ áp dụng thêm các chỉ số tiêu chí phụ quy định tại khoản 2 Điều 6 Quy trình này để phân loại mức độ rủi ro về hóa đơn của người nộp thuế (như: số kỳ chậm khai thuế; số lần thay đổi trụ sở; số lần bị xử phạt về thuế, hóa đơn; tỷ lệ nộp thuế GTGT trên tổng doanh thu thấp…).
– Về biện pháp xử lý, đối với người nộp thuế có rủi ro cao (Nhóm I), cơ quan thuế sẽ bắt buộc chuyển từ sử dụng HĐĐT không mã sang có mã; đối với người nộp thuế có rủi ro hoặc có dấu hiệu rủi ro (Nhóm II, Nhóm III) sẽ tiến hành kiểm tra xử phạt về hóa đơn.