Ho’oponopono bắt nguồn từ các tộc người Polynesia, chủ yếu là người Hawaii. Trong ngôn ngữ Hawaii, “ho’o” có nghĩa là “tạo ra”, “ponopono” có nghĩa là “sửa chữa” hoặc “chỉnh đốn”. Kết hợp lại, Ho’oponopono có nghĩa là “tạo ra sự sửa chữa”.
Lợi Ích Của Ho’oponopono và Chai Thuỷ Tinh Thái Dương Lam Thuỷ
Thực hành Ho’oponopono và sử dụng chai thuỷ tinh thái dương lam thuỷ mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống, từ việc cải thiện tâm trạng, tăng cường sự tự tin đến việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với người khác.
Hãy tìm mua sách: Không giới hạn & Trở về không để tìm hiểu kỹ hơn về câu thần chú nhé!
Nhà xuất bản: Thế Giới Tác giả: Joe Vitale Dịch giả: Tường Linh
Ho’oponopono là một phương pháp chữa lành tâm linh mạnh mẽ giúp chúng ta đạt được sự bình an và hạnh phúc trong cuộc sống. Câu thần chú “Tôi xin lỗi, Xin hãy tha thứ cho tôi, Cảm ơn bạn, Tôi yêu bạn” cùng với việc sử dụng chai thuỷ tinh giúp tăng cường tác dụng của Ho’oponopono và mang lại nhiều lợi ích cho tâm hồn và cuộc sống của chúng ta.
Bằng cách thực hành Ho’oponopono và kết hợp với chai thuỷ tinh, chúng ta có thể thanh lọc tâm hồn, giải phóng những cảm xúc tiêu cực và xây dựng một cuộc sống tích cực và yên bình. Hãy bắt đầu hành trình chữa lành của bạn bằng việc thực hành Ho’oponopono và cảm nhận sự thay đổi tích cực trong cuộc sống.
Chai Thuỷ Tinh Thái Dương Lam Thuỷ
Chai thuỷ tinh thái dương lam thuỷ không chỉ là một vật trang trí mà còn là một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ trong quá trình thực hành Ho’oponopono. Chai thuỷ tinh thái dương lam thuỷ, với màu xanh lam đặc trưng, được coi là mang lại năng lượng tích cực và giúp khuếch đại tác dụng của câu thần chú.
Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và thư giãn
Hàng ngày, Cody Sun cố gắng duy trì lịch ngủ hợp lý và đều đặn, đời sống xã hội và suy nghĩ lành mạnh, chứ không ráng chơi quá nhiều.
Anh cho biết “Tôi tin chắc rằng đa phần người chơi hoặc những game thủ giỏi nhất trong ngành đều là những người có thể sắp xếp được thời gian biểu tốt nhất cho bản thân họ và, các bạn biết đó, duy trì lối sống của họ tốt nhất có thể, đó là luyện game cùng với tập luyện thể thao và ăn uống khoa học cũng như có một đời sống xã hội lành mạnh".
Sun tin rằng văn hóa eSports đã được cải thiện đáng kể dù chỉ mới qua hai hoặc ba năm, nhờ áp dụng biện pháp toàn diện hơn đối với việc luyện tập và chơi game. “Chúng tôi chỉ có sáu giờ để ngủ và phải luyện tập liên tục, nên rất khó khăn. Tôi cảm thấy biện pháp hiện tại, hoặc ít nhất là hướng tiếp cận của chúng tôi, đang đảm bảo được chúng tôi có một lối sống lành mạnh, tư duy tích cực và qua đó giúp chúng tôi luyện tập thực sự hiệu quả.”
Sun thừa nhận rằng quan điểm “không bao giờ ngừng chơi” chắc chắn vẫn phổ biến ở một số người chơi game thi đấu, nhưng anh khẳng định những người áp dụng biện pháp toàn diện hơn vào cuộc sống của một game thủ chuyên nghiệp cũng không kém phần nghiêm khắc, nếu không muốn nói là hơn, so với những đồng nghiệp luôn luyện tập một mình vào sáng sớm.
“Duy trì lịch ngủ hợp lý đòi hỏi phải có kỷ luật và sự tập trung cao độ hơn là ráng chơi nhiều nhất có thể,” Sun cho chúng tôi biết. “Bạn sẽ nghĩ rằng: ‘Ôi, ông này chăm hơn vì luyện tới tận 3 giờ sáng, còn ông kia chỉ tập đến 12 giờ hay thậm chí là 11:30.’ Tuy nhiên, người duy trì lịch biểu tốt hơn thì sẽ có kỷ luật hơn và điều này có ích cho cả các khía cạnh khác trong cuộc sống của họ cũng như cho việc chơi game.”
Đôi lúc, điều này có nghĩa là rời khỏi bàn phím, thậm chí là chỉ xem người khác chơi League of Legends*, như trong trường hợp của Cody Sun. “Bạn vẫn học hỏi được nhiều điều khi quan sát người khác chơi, nhưng lại ít căng thẳng hơn rất nhiều,” anh nói.
Trong khi đó, vào cuối ngày, game thủ CS:GO Noquez cần nghỉ chơi càng nhiều càng tốt.
“Sau một ngày dài luyện tập và vì chúng tôi nghỉ chơi khá muộn, nên tôi thường mệt đến nỗi không làm được gì,” cô nói. “Vì thế, hoạt động ưa thích nhất của tôi khá đơn giản: chỉ là nằm thư giãn trên ghế sofa cùng với chồng chưa cưới và cún cưng rồi xem một vài bộ phim!”
Về phần mình, Gallagher nuối tiếc nhớ về hôm anh được nghỉ tập và đi chơi cả ngày gần đây.
“Hôm qua là ngày nghỉ, tôi chỉ ngồi ngoài trời và trò chuyện điện thoại với mọi người trong khoảng tám tiếng đồng hồ theo đúng nghĩa đen. Từ 1 giờ trưa đến khoảng 9 giờ tối, tôi chỉ ở bên ngoài, đặt đồ ăn và vẫn ở bên ngoài. Thời tiết ngoài trời rất đẹp, tôi thực sự không muốn ngồi trong nhà chơi game suốt,” anh nói.
Hóa ra, cuộc sống của một game thủ chuyên nghiệp không phải lúc nào cũng dễ chịu và thoải mái như mọi người nghĩ. Galagher nói rằng: “Tôi nghĩ thư giãn trong eSports là một trong những điều khó khăn nhất vì công việc này cũng là thú vui của chúng tôi. Do đó, đôi khi rất khó để tách rời công việc và đời sống xã hội ra khỏi các hoạt động thư giãn khác mà mọi người thường làm.” Bạn có thể tìm hiểu thêm cách trở thành một game thủ esport chuyên nghiệp tại đây.
Dưới đây là 6 loại rất có lợi cho sức khỏe mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày.
Húng quế là một loại thảo dược phổ biến có hương vị nhẹ và ngọt ngào và nó có một cái tên có nghĩa là "vua" trong tiếng Hy Lạp. Nó được gọi như vậy bởi vì nhiều chuyên gia ẩm thực xem húng quế như một loại thảo mộc cung đình. Húng quế được sử dụng chủ yếu bởi hương thơm đặc biệt của nó.
- Đảm bảo năng vận chuyển oxy trong máu
- Chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ.
Mùi tây - một loại thảo dược có nguồn gốc tên từ tiếng Hy Lạp, mùi tây được sử dụng chủ yếu cho việc trang trí lên các món ăn. Cũng giống các loại thảo dược thơm khác thì mùi tây đóng vai trò trong việc hấp dẫn vị giác. Mùi tây làm nổi bật hương vị và của bất kỳ món ăn nào, rau mùi tây khô thì ít thơm hơn so với mùi tây tươi.
- Hương thơm tươi mát của nó được sử dụng như là một chất làm sạch miệng giúp bạn thoát khỏi mùi hôi gây ra bởi hành tây và tỏi
- Hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường khả năng miễn dịch chống lại nhiễm trùng và cảm lạnh thông thường
- Là nguồn cung cấp vitamin A và vitamin C
- Giúp cải thiện chu kỳ kinh nguyệt chậm.
Cỏ xạ hương có hương vị cay nồng. Cả hai dạng tươi và khô của loại thảo dược này đều là thành phần phổ biến trong một loạt các món ăn. Cỏ xạ hương là một thành phần khó có thể thiếu nếu bạn muốn có một món xốt ngon. Có các loại cỏ xạ hương mùi vị khác nhau như: hương vị chanh sẽ thích hợp với món cá hay hương vị vỏ cam là một hương vị tuyệt vời cho món thịt nướng.
- Có tính sát trùng trong tự nhiên và khi đun sôi với nước và trà, nó giúp điều trị nhiễm trùng cổ họng và ho khan
- Cỏ xạ hương là một nguồn cung cấp chất xơ rất dồi dào.
Lá hương thảo được sử dụng như một chất gia vị cho các món súp, món thịt đặc biệt là thịt cừu, rau hay salad trái cây. Lá hương thảo thường được băm nhỏ hoặc nghiền trước khi chúng được rắc vào thức ăn hoặc trộn với các loại gia vị được sử dụng cho các loại gia vị dùng ướp thịt.
- Hương thơm nhẹ nhàng của nó sẽ giúp tâm trạng của bạn được thoải mái
- Là một phương thuốc tự nhiên cho đau nửa đầu
- Trong lá hương thảo có chứa chất chống vi khuẩn và chất chống oxy hóa giúp chữa bệnh nhiễm trùng nhẹ và tăng khả năng miễn dịch.
Cây xô thơm trong tiếng Latin có nghĩa là "tiết kiệm” và đúng như tên gọi của nó vì ngoài việc là một loại thảo mộc, nó có rất nhiều đặc tính giúp chữa bệnh. Cây xô thơm được sử dụng dưới tất cả ba hình thức tươi, khô và được bảo quản. Trong thực tế, cây xô thơm tươi hái được ngâm trong dầu ô liu và bảo quản trong tủ lạnh được sử dụng trong gần hai tháng. Cây xô thơm đóng vai trò là một thành phần gia vị để ướp thịt mỡ như thịt gia cầm và thịt lợn đảm bảo giữ được hương vị của thịt.
- Hỗ trợ điều trị tình trạng viêm như viêm thấp khớp và bệnh hen phế quản.
Bạc hà là một trong những loại thảo mộc được sử dụng nhiều và rất phổ biến trên toàn thế giới. Bạc hà có những hương thơm đặc trưng và nó được gọi là loại thảo mộc linh hoạt nhất trong số tất cả các loại thảo mộc. Lá bạc hà được sử dụng từ đầu bữa ăn cho đến phút cuối từ món khai vị, món chính, món tráng miệng cho tới đồ uống.
- Được sử dụng để chữa bệnh đau dạ dày
- Trà bạc hà giúp loại bỏ độc tố và làm giảm hội chứng rối loạn đường ruột
- Nhai lá bạc hà làm trắng răng và giúp chống hôi miệng.
Danh sách các từ vựng tiếng Hàn thường dùng trong sinh hoạt cuộc sống hàng ngày. Công việc hàng ngày 하루 일과
Bão tố, cướp biển, nợ lương, mắc kẹt ở nước ngoài... - đó là những gian nan, vất vả trong nghề thủy thủ viễn dương, đối lập với ánh hào quang của một thời đã qua.
Rạng sáng 7-10, gần 20 thuyền viên trên tàu Annie Gas 09 (chủ tàu là Công ty TNHH thương mại Quỳnh Anh, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) náo loạn vì phát hiện bếp trưởng Nguyễn Đình Hùng, 44 tuổi, mất tích bí ẩn khi tàu đang neo đậu ở gần đảo Batam (thuộc tỉnh Riau Islands, Indonesia). Cho đến nay, thông tin về anh Hùng vẫn bặt vô âm tín. Chúng tôi tìm đến gia đình anh Hùng ở phường Nam Hải, quận Hải An, TP Hải Phòng vào một buổi chiều đầu đông.
Bố anh Hùng 74 tuổi nằm liệt trên chiếc giường gỗ thả màn. Vợ anh, chị Ngô Thị Tầm, 38 tuổi, dáng người xanh xao, tiều tụy, ánh mắt thẫn thờ. Tâm sự với chúng tôi trong nước mắt, chị cho biết những ngày qua là chuỗi ngày buồn đau, mòn mỏi đợi tin chồng. Mỗi khi nhớ chồng, chị lại đến bàn thờ thắp hương khấn nguyện và cầm chai nhựa chứa nước biển được lấy tại nơi tàu Annie Gas 09 neo đậu. Công việc gắn liền với biển, những lần anh Hùng về thăm nhà đếm trên đầu ngón tay. Lần anh gặp người thân gần đây nhất là ngày 24-9, khi tàu cập cảng Đình Vũ, TP.Hải Phòng.
“Anh Hùng nhà tôi sống rất tình cảm, có trách nhiệm với công việc, đi làm vất vả nhưng luôn lo lắng cho mẹ con tôi ở nhà. Quả thực không có từ nào diễn tả hết nỗi buồn đau của tôi hơn 2 tháng qua nhưng vì là trụ cột trong nhà lúc này nên tôi cố gắng kìm nén không cho mình gục ngã”, chị Tầm chia sẻ. Cậu con trai Nguyễn Đức Mạnh đang học Đại học Bách Khoa Hà Nội chỉ biết động viên mẹ qua điện thoại và tranh thủ về thăm nhà ngày cuối tuần. Câu chuyện đợi tin chồng của chị Tầm chỉ là một trong số nhiều gia đình có người thân là thủy thủ tàu viễn dương bị mất tích.
Vụ tàu Vinalines Queen chở quặng bị chìm sáng 25-12-2011 khiến 22 thủy thủ mất tích. Đến nay, thân nhân của 22 thủy thủ này vẫn đợi tin trong vô vọng.
Nghề thủy thủ viễn dương không như mơ khi hiểm nguy rình rập quanh mạn tàu. Hiện nay, nạn cướp biển hoành hành khiến giới thủy thủ lo lắng trên từng chặng hải trình. Theo ông Phạm Xuân Dũng, thuyền trưởng con tàu 25.000 tấn của một công ty vận tải biển có tiếng ở Hải Phòng, trên thế giới có 3 điểm nóng về nạn cướp biển là vùng biển Đông Nam Á, Tây Phi và vịnh Aden - nơi cướp biển Somalia hoành hành. Khác với cướp biển Somalia thường khống chế tàu để đòi tiền chuộc, cướp biển ở vùng Đông Nam Á thường cướp tài sản rồi rút.
“Vụ tàu chở dầu Sunrise 689 của Công ty CP Đóng tàu thủy sản Hải Phòng bị cướp biển tấn công sau khi rời cảng Horizon (Singapore) hồi đầu tháng 10 vừa qua hay gần đây nhất là vụ một thủy thủ tàu VP Asphalt 2 bị cướp biển bắn chết vào sáng 7-12 khiến vợ con tôi lo lắng, đứng ngồi không yên. Đó cũng là tâm lý chung của người thân các thuyền viên”, ông Dũng tâm sự.
Trước đây, nhiều người dân TP.Hải Phòng truyền miệng câu nói: “Đẹp giai đi bộ không bằng anh rỗ đi “doa” (xe đạp Peugeot). Anh rỗ đi “doa” không bằng anh già đi Cup, Anh già đi Cup không bằng anh cụt Vosco”. Thương hiệu Vosco của Công ty Vận tải biển Việt Nam để chỉ thủy thủ tàu viễn dương. Thời bao cấp, những người thủy thủ được đi khắp nơi, có mức lương “khủng” và kiếm lời lớn từ buôn bán hàng thải loại từ nước ngoài về như ti vi đen trắng, đàn organ, tủ lạnh, xe Cup, máy khâu, quạt điện...
Ông Lê Thanh Sơn (ở phố Tô Hiệu, quận Lê Chân, TP.Hải Phòng), có 25 năm làm thuyền trưởng cho nhiều hãng tàu trong và ngoài nước cho biết, thủy thủ viễn dương buôn hàng “một vốn trăm lời chứ không phải bốn lời”. Ngày đó hàng hóa khan hiếm lắm, trong khi tại các bãi rác ở nước ngoài thải đầy xe máy, máy khâu, quạt điện...
Mỗi khi thủy thủ cập cảng là tranh thủ tìm mang về bán kiếm lời. “Nhờ thế mà đời sống của giới thủy thủ hàng hải sung túc hơn hẳn so với các tầng lớp khác. Thủy thủ từng là tiêu chuẩn kén chồng của các cô gái xinh đẹp, có anh từng tán gái bằng... mì chính, xà phòng camay”, ông Sơn nói. Nghề thủy thủ viễn dương chỉ “hot” từ sau năm 1975 cho tới những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Cơ chế thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt của các hãng vận tải biển tư nhân đã đẩy lùi ánh hào quang lại phía sau. Nghề thủy thủ hiện ra trần trụi là một nghề nguy hiểm, cực nhọc.
Không chỉ là cướp biển, một nỗi sợ hãi khác ám ảnh người thủy thủ là chuyện... nợ lương, “quỵt” lương và bị mắc kẹt ở nước ngoài. Cuối tháng 10-2012, 22 thủy thủ tàu Cái Lân 4 của Công ty TNHH MTV Vận tải viễn dương Vinashin (Vinashinlines) bị mắc kẹt tại tại cảng Kolkata (Ấn Độ) sau khi giao hàng. Do Vinashinlines nợ tiền một nhà cung cấp dầu tại Singapore nhưng chưa trả nên các thủy thủ bị tòa án Ấn Độ bắt giữ làm “con tin”.
Thời điểm ấy, không phải chỉ có tàu Cái Lân 4 bị mắc kẹt ở nước ngoài, rất nhiều con tàu lớn khác cũng lâm tình cảnh tương tự như tàu Hoa Sen, Sea Eagle, New Phoenix ở Trung Quốc, tàu Diamond Way kẹt ở UAE... Hết lương thực, thực phẩm, nước ngọt, dầu DO, việc ăn ở của thuyền viên gặp rất nhiều khó khăn. Mọi người sống cầm cự qua ngày bằng mì tôm, rau dại, nhiều người bị ốm.
Chia sẻ về chuyện này, ông Trần Văn Thiệp (thủy thủ đi cùng tàu với ông Phạm Xuân Dũng) cho biết ông đã từng tiếp tế cho một tàu Việt Nam ở Ấn Độ. “Mỗi khi có tàu Việt Nam sang là các thuyền viên lại san sẻ cho anh em ở tàu này một ít đồ ăn, nước uống để sống cầm cự. Nhìn cảnh đồng nghiệp của mình mắt kẹt nơi đất khách quê người đau xót lắm”, ông Thiệp giãi bày. Hiện nay, thủy thủ bị nợ lương, thậm chí là “quỵt lương” đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện” trong mấy năm khủng hoảng vừa qua.
Nhiều người bạn của ông Thiệp đến nay vẫn bị nợ lương từ 6 tháng đến 1 năm. Ông vẫn còn nhớ như in lần bị một công ty vận tải biển tư nhân ở Hải Dương (đã phá sản) nợ 120 triệu đồng tiền lương 4 tháng của năm 2010. Trong chuyến chở hàng sang Indonesia, tàu của ông bị giữ lại nửa năm vì công ty không có tiền trả phí đại lý. Và một ngân hàng đã phải “ra tay” giải cứu tàu trở về.
Từ khoảng năm 1993 trở về sau này là thời điểm “làm công ăn lương” thực sự của giới thủy thủ, không còn chuyện buôn hàng cũ như trước. Tiền lương bị nợ liên tục, không có tiền gửi về gia đình, chuyện cơm áo áp lực đè nặng lên vai những thủy thủ.
Box: Đã từng có bộ phim phản ánh một lát cắt về chuyện đời thủy thủ viễn dương - những người quanh năm lênh đênh giữa trùng dương. Năm 2005, 19 tập phim “Trò đùa của số phận” do đạo diễn Bùi Huy Thuần sản xuất đã bấm máy ở Hải Phòng. Bộ phim thành công, gây ấn tượng mạnh mẽ với người xem cả nước về những hình ảnh tiêu biểu mang nhịp sống của thành phố Cảng như cảnh sông Lấp, chợ Sắt, Cảng Hải Phòng... và đề cập sâu sắc chuyện nghề của thủy thủ viễn dương.
Chuyện lâu lắm rồi mà sao tôi không quên được. Nó đã học một bài học bạo lực từ chính gia đình mình và nó hành xử như một con thú rừng bị thương, sẵn sàng cắn ai gần đó để vơi bớt niềm đau của chính mình. Tôi mong mình có thể an ủi nó nhiều hơn.
Bạn yêu thích đất nước Pháp, con người Pháp và mong muốn một ngày được đặt chân đến đấy đất nước xinh đẹp để được khám phá những điều thú vị trong văn hóa Pháp, những địa danh nổi tiếng, thiên đường thời trang Paris và sự thân thiện của con người Pháp. HAVETCO sẽ giới thiệu một số điều thú vị để các bạn cùng tham khảo
Trong lính vực thời trang họ thiên về những phong cách đơn giản. Với họ những chiếc quần vải hoặc quần jeans màu sắc nền nã, chiếc áo giản dị và đôi giầy kín chân luôn được ưa chuộng hơn một chiếc áo rách kiểu moden hay chiếc quần bò thụng và dép sandal. Đặc biệt nếu bạn để ý người Pháp không hay mặc quần sóc.Và nếu đã mặc thì quần sóc không được ngắn lắm. Phụ nữ Pháp yêu thích chọn những bộ đồ như váy: dài, ngắn, bộ complê váy..v.v... Nhưng đi nhà thờ, nhất định bạn nên mặc bộ đồ nhã nhặn và lịch sự. Đến Pháp tức là bạn sẽ được Hòa nhập vào thế giới thời trang. Bạn đừng bỏ lỡ cơ hội ghé qua những boutique của Pháp nhất là vào tháng giêng hoặc tháng 8, bạn có thể thỏa sức mua sắm quần áo với mức khuyến mại lên đến 75%.
Về thời gian cũng có sự khác biệt. Bạn có thể thấy đa số các quán ăn mở cửa lúc 12 giờ và phục vụ khách với bữa ăn trưa. Buổi chiều, các quán lại được mở để đón khách ăn tối. Riêng một ít số quán cafe không nghỉ trưa. Bên cạnh đó, các công ty nhỏ, các ngân hàng và các bưu điện nghỉ lúc 15 giờ chiều vào các ngày thường và không làm việc vào chủ nhật. Các viện bảo tàng không làm việc vào thứ 2.
Giao tiếp và nghi lễ Mặc dù bạn có thể giao tiếp được tiếng Pháp nhưng người Pháp sẵn sàng đáp trả bằng tiếng Anh nếu họ thấy bạn lúng túng khi phát âm tiếng Pháp không. Tuy nhiên họ sẽ tôn trọng sự can đảm của bạn và nói với bạn bằng tiếng Pháp nếu bạn vẫn muốn nói tiếng địa phương với họ. Điểm lưu ý tiếp theo là Người Pháp rất chú trọng tới nghi lễ và sự lịch sự nhất là trong lĩnh vực phục vụ. Điều này bạn sẽ thấy rõ nhất khi bước vào các quán ăn, khách sạn. Khi gặp nhau bạn nên chào : Bonjour Madame/Monsieur (Chào bà/ông) và tạm biệt họ bằng câu: Au revoir ! Khi bạn vô tình làm việc gì đó bạn đừng ngần ngại nói xin lỗi: Pardon ! Những cái bắt tay sẽ là phù hợp nhất trong buổi gặp đầu tiên bắt tay. Bạn bè thân thiết thường chào nhau bằng 1 nụ hôn trên mỗi má.
Khi bạn đi mua hàng, người bán hàng sẽ luôn luôn hỏi bạn: Avez-vous de la monnaie? có nghĩa (Anh/Chị có tiền lẻ không?) vì họ không muốn nhận tờ 20 khi bạn mua kẹo cao su. Trong trường hợp bạn thật sự đã không có, bạn hãy nở 1 nụ cười tươi và trả lời: Non, je suis désolée.
So với các nước Châu Âu khác Pháp là một nước có an ninh khá tốt. Tuy nhiên cũng có vài khu ở Pari mà người nước ngoài không nên đi một mình vào buổi tối như Pigalle, Barbès-Rochechouart, Montmartre, Belleville. Theo đánh giá, phía bắc và phía đông của Pari thường nguy hiểm hơn phía nam và tây. Đặc biệt Khu Quartier Belsunce ở Marseille không an toàn, bằng các khu khác. Ở phía Nam của Pháp, nhất là Côte d'Azur và Provence lại là những khu kém an toàn so với phía Bắc. Cho nên, quan trọng nhất là bạn nên cẩn thận khi đi trong đám đông nhớ luôn giữ túi sách sát mình. Khi khẩn cấp, hãy gọi số 17 để nhận được sự giúp đỡ của công an. Tiền boa cho phục vụ tại Pháp
Thông thường, trong các quán ăn sang trọng hoặc quán cafe thì tiền phục vụ đã được tính vào giá tiền của món ăn. Nếu trong thực đơn không có dòng chữ: "Service compris" thì bạn nên hỏi người phục vụ để còn biết đường trả tiền. Trong trường hợp này, bạn có thể boa từ 15%-20% cho người phục vụ bạn. Tuy nhiên, lịch sự hơn là bạn thì nên để lại 5% tiền boa, mặc dù tiền phục vụ đã được tính vào tiền ăn. Đi cắt tóc đặc biệt là taxi bạn cũng nên boa nhiều hơn cho người phục vụ nhé. Nước Pháp thật thú vị phải không nào? Nếu bạn cũng thấy bài viết này thú vị thì hãy like và chia sẻ cho các bạn khác cùng biết nhé.
Hãy liên hệ với Công ty tư vấn du học HAVETCO tại:
Trụ sở chính: 277 Đội Cấn, Ba Đình, Hà nội
HOTLINE TƯ VẤN: 0989 055 798 or 0903 431 775
Website: https//www.havetco.com.vn
Fanpage: www.facebook.com/havetcoduhoc
1. a. Circle the word with a different stress pattern. Listen, check and repeat the words.
(Khoanh tròn từ có mẫu trọng âm khác nhau. Nghe, kiểm tra và lặp lại các từ.)
1. A. picture B. village C. reuse
2. A. Robot B. exam C. rubbish
3 A. control B. water C. paper
4. A. mountain B. housework C.reduce
5. A. repair B. bottle C.doctor
Phương án C được nhấn âm 2, các phương án còn lại được được âm 1
Phương án B được nhấn âm 2, các phương án còn lại được được âm 1
Phương án A được nhấn âm 1, các phương án còn lại được được âm 2
Phương án C được nhấn âm 2, các phương án còn lại được được âm 1
Phương án A được nhấn âm 2, các phương án còn lại được được âm 1
1b. Listen and repeat the sentences, paying attention to the bold syllables and the tone in each sentence.
(Nghe và lặp lại các câu, chú ý đến các âm tiết in đậm và âm điệu trong mỗi câu.)
1. My robot helped me repair the broken cooker.
(Robot của tôi đã giúp tôi sửa chữa chiếc bếp từ bị hỏng.)
2. It's better to reuse these shopping bags.
(Tốt hơn là bạn nên tái sử dụng những chiếc túi mua sắm này.)
3. My future house will have solar energy.
(Ngôi nhà tương lai của tôi sẽ có năng lượng mặt trời.)
2. Complete each sentence with the correct form of the verbs from the box.
(Hoàn thành mỗi câu với dạng đúng của các động từ trong hộp.)
1. How much household waste do we ............. every day?
2. My robot sends and .............. emails for me.
3. I'm .............. internet to look for information on Vietnamese music.
4. We need to ............ the amount of salt in our diet.
5. I think we should ............. these envelopes.
1. How much household waste do we recycle every day?
(Chúng ta tái chế bao nhiêu rác thải sinh hoạt mỗi ngày?)
2. My robot sends and receives emails for me.
(Robot của tôi gửi và nhận email cho tôi.)
3. I'm surfing the internet to look for information on Vietnamese music.
(Tôi đang lướt mạng để tìm kiếm thông tin về âm nhạc Việt Nam.)
4. We need to reduce the amount of salt in our diet.
(Chúng ta cần giảm lượng muối trong khẩu phần ăn.)
5. I think we should reuse these envelopes.
(Tôi nghĩ chúng ta nên sử dụng lại những chiếc phong bì này.)
1. He didn’t understand her feels / feelings.
2. Arobot works as a watch/ guard to keep their house safe.
3. Home robots can do / make meals for us.
4. It's your turn to make/ do the dishes, Nick!
1. He didn’t understand her feelings.
(Anh ấy không hiểu cảm xúc của cô ấy.)
2. A robot works as a guard to keep their house safe.
(Robot hoạt động như một người bảo vệ để giữ cho ngôi nhà của họ được an toàn.)
3. Home robots can make meals for us.
(Robot nhà có thể làm Bữa ăn cho chúng ta.)
4. It's your turn to do the dishes, Nick!
(Đến lượt bạn làm các món ăn, Nick!)
4. Complete sentences using the comparative or superlative form of the adjectives in brackets.
(Hoàn thành các câu bằng cách sử dụng dạng so sánh hoặc so sánh nhất của các tính từ trong ngoặc.)
1. The Moon is the ................. natural object to Earth in the solar system. (close)
2. I'm a bit ......... than my older brother. (tall)
3. Egyptis one of the ............. countries in the world. (old)
4. V10 is a very fast robot. However, O35 is even ............. than V10. (fast)
5. Nguyen Du is one of the ............ Vietnamese poets. (great)
1. The Moon is the closest natural object to Earth in the solar system.
(Mặt trăng là vật thể tự nhiên gần Trái đất nhất trong hệ mặt trời.)
2. I'm a bit taller than my older brother.
(Tôi cao hơn một chút so với anh trai của tôi.)
3. Egypt is one of the oldest countries in the world.
(Ai Cập là một trong những quốc gia lâu đời nhất trên thế giới.)
4. V10 is a very fast robot. However, O35 is even faster than V10.
(V10 là một robot rất nhanh. Tuy nhiên, O35 thậm chí còn nhanh hơn V10.)
5. Nguyen Du is one of the greatest Vietnamese poets.
(Nguyễn Du là một trong những nhà thơ lớn nhất của Việt Nam.)
1. He is ............. robot designer.
2. In the future, we will live on .......... Moon.
3. I have .......... old toy robots.
4. ........... car over there is mine.
5. ............ Earth goes around ......... Sun.
(Anh ấy là một nhà thiết kế robot.)
2. In the future, we will live on the Moon.
(Trong tương lai, chúng ta sẽ sống trên Mặt trăng.)
(Tôi có một con robot đồ chơi cũ.)
(Chiếc xe đằng kia là của tôi.)
5. The Earth goes around the Sun.
(Trái Đất quay quanh Mặt trời.)
6. Choose the correct option in braciets to complete each sentence.
(Chọn phương án đúng trong bracelets để hoàn thành mỗi câu.)
1. If we (protect/ protected) our forests, we will help our planet.
2. I'm not sure what to do next weekend. I (might/ have to) go to the cinema.
3. I (will/ might) fly to Ho Chi Minh City next Saturday, but I'm not sure yet.
4. If we continue to pollute the air, we will (have/ having) breathing problems.
5. It's very likely that they (will/ might) be here by 10.30 p.m. tomorrow.
Câu điều kiện loại 1: If S + V (hiện tại đơn), S + will V (tương lai đơn)
Động từ khuyết thiếu: might + V (có thể)
1. If we protect our forests, we will help our planet.
(Nếu chúng ta bảo vệ rừng của mình, chúng ta sẽ giúp ích cho hành tinh của chúng ta.)
2. I'm not sure what to do next weekend. I might go to the cinema.
(Tôi không chắc phải làm gì vào cuối tuần tới. Tôi có thể đi xem phim.)
3. I might fly to Ho Chi Minh City next Saturday, but I'm not sure yet.
(Tôi có thể sẽ bay đến Thành phố Hồ Chí Minh vào thứ Bảy tới, nhưng tôi chưa chắc lắm.)
4. If we continue to pollute the air, we will have breathing problems.
(Nếu chúng ta tiếp tục làm ô nhiễm không khí, chúng ta sẽ gặp vấn đề về hô hấp.)
5. It's very likely that they will be here by 10.30 p.m. tomorrow.
(Rất có thể họ sẽ đến đây trước 10h30 tối mai.)
Tôi có một người bạn đồng hương Hải Phòng. Anh là Nguyễn Văn Trường, hiện đang công tác tại Công ty Cổ phần Vận tải dầu Phương Đông Việt (PV Trans Oil). Mười bảy năm tuy không phải là dài nhưng từng ấy thời gian lênh đênh trên biển cũng khiến phong thái anh dày dạn hơn cái tuổi 42 của mình.
Đại phó Nguyễn Văn Trường – Công ty Cổ phần Vận tải dầu Phương Đông Việt (PV Trans Oil)
Đến tận hôm nay anh Trường vẫn không sao quên được chuyến tàu viễn dương đầu tiên trong đời vào tháng 12-1998, sau khi nhận bằng tốt nghiệp của Đại học Hàng Hải được ít tuần. Đó là tàu chở hàng từ Hàn Quốc sang Philippines, hành trình mười hai tháng. Lần đầu tiên xa nhà trên một con tàu ngoại quốc chỉ có một vài thuyền viên người Việt, đối với cậu sinh viên mới ra trường quả là một thử thách không dễ dàng gì. Anh kể, những tháng đầu tiên trên tàu là khoảng thời gian khó khăn nhất trong đời mà từ trước đến nay anh chưa bao giờ nếm trải. Không kể đến điều kiện sinh hoạt, ăn uống khó khăn, thiếu thốn, thì nỗi nhớ nhà là điều đáng sợ nhất. Nhiều lúc nhớ nhà đến chực rơi nước mắt, anh phải dằn lòng mình, lao vào làm việc ngày đêm để nỗi nhớ nguôi ngoai.
Trong chuyến tàu đầu tiên đó, mỗi lần gặp sóng to, tàu lắc lư, anh say sóng đến tối tăm mặt mũi, nhưng đến ca trực vẫn cầm cờ lê vào khoang máy sặc mùi dầu mỡ, nhiệt độ lên tới 40oC, tiếng động thì ầm ầm. Đi tàu biển, làm 4 tiếng được nghỉ 8 tiếng, cứ thế xoay vòng, nếu phải làm tăng ca cũng là bất đắc dĩ lắm, vì sau mỗi ca trực ai cũng mệt nhoài. Những hôm gặp gió mùa, biển động, sóng đánh trùm lên cả boong tàu, ai cũng quay cuồng, hoa mắt, ruột gan cồn cào, nhất là những người mới vào nghề như anh. Say xe thì chỉ vài giờ lúc xe chạy, chứ đi biển thì có khi say triền miên ngày này qua ngày khác theo hải trình, đến khi nào không say được nữa thì thôi. Nhưng mặc dù say, các anh vẫn phải làm việc bình thường, vẫn phải ăn uống để lấy lại sức làm việc. Đối với người đi tàu, việc bị ốm trong chuyến đi có lẽ là điều bất hạnh nhất. Thậm chí, có chuyến đi quá dài, khi đặt chân lên đất liền có cảm giác chòng chành, khó chịu mà người thủy thủ thường nói vui là “say đất”.
Anh nói, làm nghề vất vả là thế, nhưng để trở thành một sĩ quan trên tàu cũng không phải chuyện dễ dàng gì. Anh đã phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện vô cùng gian nan để có đủ kiến thức, sức khỏe và thể lực từ khi là sinh viên. Khi đủ tiêu chuẩn xuống tàu, phải sau mấy năm “thực hành” mới được đi học tiếp để trở thành sĩ quan, thợ máy. Quá trình làm và học để trưởng thành còn phức tạp và gian nan hơn, phải trải qua tuần tự từ các chức vụ thuyền phó 3, phó 2, phó 1 rồi cuối cùng mới trở thành thuyền trưởng; hay thợ máy bậc 3 lên đến bậc 2 rồi bậc 1 rồi đến máy trưởng… Người thủy thủ phải tranh thủ thời gian trên bờ thì đi học lấy bằng, sau đó lại xuống tàu đi tiếp.
Anh làm việc tại Đại học Hàng Hải được 2 năm thì chuyển công tác về Công ty Vận tải Xăng dầu Đường thủy 1, đến năm 2010 anh chuyển qua Công ty Cổ phần Vận tải Sản phẩm Dầu mỏ Phương Đông – tiền thân là đơn vị thành viên Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV OIL), nay là Công ty Cổ phần Vận tải dầu Phương Đông Việt (PV Trans Oil) – đơn vị thành viên Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (PV Trans). Đây có thể nói là giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc đời đi biển của anh. Không chỉ PV Trans Oil mà hầu hết các công ty vận tải biển lúc này đang phải đối mặt với vô vàn thử thách khi giá xăng dầu trong nước và thế giới gia tăng đột biến, khiến chi phí đầu vào của các doanh nghiệp đội lên gấp nhiều lần. Trong khi đó thị trường vận tải biển trong nước lại dư thừa nguồn cung nhưng nhu cầu về hàng hóa vẫn dậm chân tại chỗ. Khó khăn nối tiếp khó khăn khiến thu nhập của CBCNV công ty bị ảnh hưởng đáng kể, nhiều thuyền viên đã rời đi bởi không chịu nổi áp lực công việc và cuộc sống lúc bấy giờ.
Tôi hỏi anh, đang khó khăn như vậy sao anh còn chuyển công tác làm gì? Anh không trả lời mà chỉ nói: “Khó khăn là khó khăn chung của ngành, đơn vị nào cũng vậy. Quan trọng là phải có niềm tin để vượt qua những gian nan thử thách đó”. Hai chữ “lòng tin” của anh ẩn chứa rất nhiều điều mà có lẽ người ngoài cuộc như tôi không thể nào hiểu hết được. Tuy nhiên, đúng như anh nói, thực tế đã chứng minh, chính nhờ lòng tin và sự quyết tâm cao độ, trong những năm qua, tập thể PV Trans Oil đã thực thi nhiều biện pháp trong công tác tổ chức, quản lý điều hành, phát động phong trào thi đua, phát huy sáng kiến cải tiến, tiết kiệm chi phí, khen thưởng kịp thời để phát huy được mọi nguồn lực và đã đem lại những kết quả sản xuất kinh doanh hết sức khả quan.
Yên tâm về lương bổng cũng như những chính sách đãi ngộ mà công ty mang lại, anh càng có quyết tâm phấn đấu hơn trong công việc. Anh luôn là người tiên phong làm việc trên các tàu khai thác tuyến xa với môi trường làm việc khắc nghiệt, thời gian công tác lên đến mười mấy tháng trời. Như khoảng thời gian từ tháng 11-2010 đến tháng 6-2012, anh đảm nhiệm chức danh Đại phó tàu PV Oil Venus – con tàu đầu tiên PV Trans Oil đưa vào khai thác tuyến quốc tế. Hành trình chính của anh trong thời gian này là U.A.E và Maldives, cũng là tuyến khai thác khắc nghiệt nhất đối với thuyền viên Việt Nam. Anh không sao quên được cái nóng khô rát đến bỏng da của khí hậu Trung đông. Vai trò Đại phó khiến anh phải làm việc với tần suất lớn ngoài boong trong nhiều tháng trời dưới cái nắng chói chang, khắc nghiệt. Khu vực tàu khai thác cũng thường xuyên gặp phải bão cát khiến anh cùng các thuyền viên rất vất vả để bảo vệ chuyến hàng. Hơn nữa, đi biển dài ngày, bữa ăn rất quan trọng với người thủy thủ. Nhưng thường chỉ mấy ngày đầu là được ăn rau tươi, đồ tươi, sau đó toàn đồ hộp, đồ đông lạnh. Bình thường một ngày không ăn rau đã thấy khó chịu, nhưng thủy thủ viễn dương vài tháng không có rau ăn là chuyện hết sức bình thường.
Là người chịu trách nhiệm về hàng hóa và là sĩ quan an toàn nên anh thường xuyên phải làm việc trong môi trường áp lực cao. Lênh đênh trên biển suốt từng ấy năm trời đã khó, hoàn thành tốt công việc của một sĩ quan hàng hóa, bảo dưỡng, an toàn lại khó hơn gấp bội phần. Nào là chuẩn bị hầm chứa hàng, bảo quản thiết bị, giám sát quá trình làm hàng, các công việc giấy tờ, rồi đến đảm bảo công tác bảo dưỡng, lịch trình làm việc trên boong, giám sát an toàn lao động,… và còn nhiều công việc khác nữa của anh mà tôi không tài nào nhớ hết được. Nếu không vào phòng làm việc của anh, được tận mắt thấy những tấm bằng khen do PV Trans Oil trao tặng, chắc tôi cũng không thể nào biết được anh luôn là một trong những lao động điển hình tiên tiến của công ty trong suốt nhiều năm liền, đã luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao trong từng chuyến hải trình.
Người đi biển như anh, vất vả lắm, khó khăn cũng nhiều, mà nỗi nhớ khi xa gia đình lại càng chẳng mấy khi vơi. Thế nhưng, anh vẫn chọn cho mình con đường đó vì nó đã trở thành cuộc sống thứ hai mà anh không thể nào rời xa được. Đối với anh, niềm hạnh phúc trọn vẹn nhất là sau mỗi chuyến hải trình, trở về mái ấm thân thương, được nhìn thấy giọt nước mắt vui mừng của vợ, tiếng hò reo tíu tít của bọn trẻ con, cùng những cái ôm, hôn đong đầy yêu thương, mong nhớ. Niềm hạnh phúc đó, nếu không phải là người thủy thủ viễn dương, liệu có mấy ai có được?
Ở tuổi 55, ông Nguyễn Văn Khoa ở quận Ngô Quyền (Hải Phòng) vẫn thường cùng những đồng nghiệp năm nào, những cựu thủy thủ tàu viễn dương tụ hội ở một quán cà phê quen thuộc để trò chuyện.
Giờ đây, họ có người là chủ những doanh nghiệp lớn, có người lại vất vả mưu sinh với nghề lái xe ôm. Khoảng 30 năm trước, họ đều là những người giàu có.
Nghề thủy thủ tàu viễn dương phải xa nhà thường xuyên, lênh đênh giữa đại dương (ảnh nhân vật cung cấp).
Tại Hải Phòng, những năm 80 của thế kỷ trước, làm nhiệm vụ vận tải biển viễn dương hồi đó có nhiều công ty như: Công ty vận tải biển 3, Công ty Vitranschart, các công ty vận tải biển của các địa phương như Hamasco của Hà Nội…
Nhưng giữ vai trò chủ lực vẫn là Công ty Vận tải biển Việt Nam (giờ đổi tên là Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam), tên thương hiệu là Vosco, trở thành biểu tượng và thương hiệu vận tải biển Việt Nam. Thủy thủ viễn dương dù ở đâu cũng đều được gọi nôm na là thủy thủ Vosco.
Những thủy thủ tàu viễn dương vốn đã có mặt bằng lương cao hơn hẳn làm trên bờ, lại thêm khả năng "đánh hàng cáy" (quạt điện, xe đạp, xe máy, ti vi, tủ lạnh…) từ nước ngoài về càng trở nên khấm khá.
Độ giàu có của các thủy thủ tàu viễn dương đã đi vào huyền thoại ở Hải Phòng. Thời đó, cứ thấy ai đi giầy Adidas, mặc quần bò, cầm trên tay gói thuốc lá 555, vào quán phở mang theo lọ mì chính thì đích thị là thủy thủ viễn dương!
"Nhà tôi cũng như dân Vosco hồi đó đều có những vật dụng thời thượng như: Radio - quay đĩa National dài 1,2m, tivi Panasonic đen trắng, xe Honda đời 78 màu xanh ốc bươu, máy khâu Con bướm 5 ngăn và tủ lạnh Toshiba hai cửa...", ông Khoa nhớ lại.
Hơn 20 năm làm máy trưởng trên những con tàu viễn dương, ông Bùi Văn Phùng (70 tuổi) chia sẻ, hồi ấy chỉ mình ông đi làm, lo được kinh tế cho cả gia đình, dành dụm mua nhà đất.
"Tôi đã nghỉ hưu nhiều năm, hiện nay con trai lớn đang nối nghiệp bố, đang làm máy trưởng cho hãng tầu Maersk Line. Nhưng giờ thu nhập nghề thủy thủ viễn dương không được như xưa đâu, cháu không thể đảm đương kinh tế cho cả gia đình", ông Phùng nói.
Đối mặt hiểm nguy và nỗi nhớ nhà
Ngày nay, thủy thủ tàu viễn dương giống như như bao nghề khác, có phần vất vả hơn bởi môi trường làm việc khắc nghiệt.
Dù lương khá cao so với mặt bằng chung và thường xuyên được đi khắp nơi trên thế giới, nhưng nghề này cũng đòi hỏi phải có sức khỏe, kỹ năng nên việc tuyển chọn nhân sự để đào tạo cũng không dễ dàng.
Anh Hoàng Văn Tài, 42 tuổi, từng làm thợ máy cho các hãng tàu nước ngoài và cả trong nước cho biết, hiện máy móc, phương tiện hỗ trợ đều rất hiện đại.
Trên những con tàu hàng rất lớn, còn trang bị cả các dịch vụ vui chơi thể thao, giải trí. Tuy nhiên, hiểm nguy trên biển thì vẫn thường trực. Nhiều khi biết khu vực biển có bão nhưng vẫn tiếp tục hành trình bởi còn áp lực về thời gian trả hàng.
Anh Bùi Văn Phước, người con trai nối nghiệp ông Bùi Văn Phùng từng rơi vào hoàn cảnh rất éo le. Đầu năm 2021, anh cùng tàu chở hàng đến California, Mỹ thì bất ngờ nhận được tin báo từ gia đình là vợ anh vừa qua đời vì sinh em bé.
Đang lênh đênh trên biển Đại Tây Dương, nhận tin sét đánh bên tai nhưng không thể nào về được ngay, lúc đó anh mới cảm thấy thiệt thòi và sự hy sinh của nghề thủy thủ lớn như thế nào.
Nén lại đau thương và đón nhận sự chia sẻ của đồng nghiệp, gần một tháng sau anh mới cập vào đất liền và từ Mỹ bay về Hải Phòng để chịu tang vợ.
Không những vậy, nghề thủy thủ tàu viễn dương còn phải đối đầu với nạn cướp biển. Khi đi qua các vùng biển Somali hay eo biển Malacca, các thủy thủ đều phải đặt mình trong tư thế cảnh giác cao, chuẩn bị sẵn vòi rồng, mắt luôn theo dõi trên màn hình radar nhằm kịp thời phát hiện có tàu lạ hay phương tiện lạ áp sát để ứng phó.
Tuy cảnh giác cao độ nhưng không ít lần các thủy thủ đoàn trên tàu bị hải tặc cướp sạch tài sản và vật dụng có giá trị. Nhiều trường hợp còn bỏ mạng trước sự hung tợn và manh động của hải tặc.
"Để được làm việc trên tàu viễn dương, ngoài tốt nghiệp đại học, cao đẳng ngành điều khiển tàu biển hoặc máy tàu thủy thì phải học đào tạo thêm để lấy các chứng nhận khả năng chuyên môn và chứng chỉ an toàn hàng hải", anh Bùi Biên Cương, máy trưởng của Công ty Vận tải Biển Bắc cho biết.
Bên cạnh đó, với những con tàu gồm nhiều thủy thủ đến từ các quốc gia khác nhau thì bắt buộc phải sử dụng tiếng Anh.
"Như tàu của tôi có cả thủy thủ của Hà Lan, Philippines, Nga, Ukraine, Romania… nên tiếng Anh là ngôn ngữ chính.
Còn một số tàu đa phần là người Việt thì các vị trí sĩ quan chính như thuyền trưởng, máy trưởng cần có ngoại ngữ, các vị trí khác không yêu cầu quá cao", anh Cương nói thêm.
Ngày bình thường của anh Bùi Biên Cương và các đồng nghiệp làm vị trí sĩ quan máy và thủy thủ đều tuân theo một thời gian biểu cố định.
"7h vệ sinh cá nhân, 7h30 ăn sáng, 8h làm việc. Đến 10h sẽ nghỉ giải lao, trao đổi công việc giữa 2 bộ phận boong và máy. Đến 12h sẽ ăn trưa, nghỉ trưa. 13h trở lại làm việc đến 15h nghỉ giải lao 30 phút rồi làm việc đến 17h. Ca tối thì thay nhau ra trực, nếu có báo động thì bấm chuông", anh Cương kể.
Đương nhiên, có hôm nhiều việc hay gặp sự cố thì các thủy thủ sẽ cùng nhau trao đổi và phải xử lý cho đến bao giờ công việc ổn định mới ngừng.
Công việc đòi hỏi sức khỏe, trình độ, lòng dũng cảm, sự hy sinh… nên tại Hải Phòng, có rất nhiều người dừng theo đuổi nghề thủy thủ để tìm những công việc mới hoặc xin sang các hãng tàu nước ngoài với chế độ đãi ngộ cao hơn.
Theo chia sẻ của cán bộ một công ty chuyên cung ứng thuyền viên, mức lương thuyền viên mới ra trường trung bình 10-15 triệu đồng/tháng, xấp xỉ công nhân tại các khu công nghiệp. Vì vậy, nhiều người ra trường chọn công việc trên bờ.
"Điều đó gây khó khăn cho việc tìm kiếm thuyền viên để cung ứng cho các hãng tàu. Những thuyền viên có trình độ kỹ thuật và chuyên môn cao, ngoại ngữ tốt thường chọn các hãng tàu lớn, mỗi lần đi biển với thời gian 8 tháng sẽ mang về cho họ một khoản thu nhập khoảng gần 1 tỷ đồng", cán bộ trên cho hay.
Ho’oponopono là một phương pháp chữa lành tâm linh cổ xưa của người Hawaii, giúp con người tìm lại sự bình an và hạnh phúc bằng cách thanh lọc tâm hồn và sửa chữa mối quan hệ giữa bản thân và vũ trụ. Câu thần chú “Tôi xin lỗi, Xin hãy tha thứ cho tôi, Cảm ơn bạn, Tôi yêu bạn” của Ho’oponopono được xem là công cụ mạnh mẽ giúp gột rửa những cảm xúc tiêu cực và chữa lành tổn thương bên trong mỗi người.
Bên cạnh đó, phương pháp này còn liên quan đến việc sử dụng chai thuỷ tinh, đặc biệt là chai thuỷ tinh thái dương lam thuỷ, như một biểu tượng và công cụ hỗ trợ trong quá trình thực hành Ho’oponopono. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sâu hơn về ý nghĩa và cách sử dụng câu thần chú Ho’oponopono cùng chai thuỷ tinh thái dương lam thuỷ để đạt được sự bình an và hạnh phúc.