Hãy kiên nhẫn vì bạn có thể mất hơn một tháng để báo cáo tín dụng thông báo rằng thẻ tín dụng đã bị hủy. Khi bạn thấy tài khoản đã đóng trên báo cáo tín dụng của mình, hãy chắc chắn rằng lý do đóng là theo yêu cầu của người tiêu dùng chứ không phải do tổ chức phát hành đóng tài khoản vì nợ quá hạn. Hãy liên hệ ngay với ngân hàng để giải quyết vấn đề này vì nó có thể gây hại cho điểm tín dụng của bạn.
Bạn có nên hủy thẻ tín dụng không?
Thông thường, bạn không nên hủy thẻ tín dụng vì nó có thể có tác động tiêu cực đến điểm tín dụng của bạn. Nhưng nếu bạn đang bị tính phí hàng năm cao hoặc lãi suất cao, thì việc hủy thẻ tín dụng có thể là quyết định nên làm.
Nếu bạn đang muốn hủy thẻ tín dụng đang sử dụng của mình, hãy dành một phút đọc bài viết này để đảm bảo rằng đó là một lựa chọn thông minh.
Trong trường hợp thẻ tín dụng không tính phí mở thẻ hàng năm hoặc bạn không sử dụng thẻ, thì việc hủy thẻ hay không cũng không ảnh hưởng gì đến lợi ích của bạn.
Bước 1: Thanh toán số dư nợ còn lại
Thanh toán toàn bộ số nợ thẻ tín dụng của bạn trước khi hủy thẻ. Mặc dù bạn có thể đóng tài khoản tín dụng với số nợ còn lại nhưng việc này không nên xảy ra. Bạn nên thanh toán đầy đủ để đảm bảo rằng không bị dính nợ xấu với lịch sử tín dụng.
Nếu số dư nợ không được thanh toán đúng hạn và bị tồn đọng, thẻ tín dụng của bạn có thể nâng cấp nợ xấu và bị mất quyền làm thẻ tín dụng cũng như uy tín tài chính trong hơn 5 năm năm.
Sau khi bạn thanh toán hết số dư của mình, hãy đảm bảo rằng bạn cập nhật lại mọi thông tin đăng ký và việc thanh toán tự động sang thẻ mới. Các khoản thanh toán này sẽ không được chấp thuận sau khi tài khoản của bạn bị đóng băng và bạn có nguy cơ bị gián đoạn dịch vụ hoặc các khoản phí từ công ty thanh toán.
Bước 2: Đổi số điểm thưởng tích lũy còn trong thẻ
Nếu bạn hủy thẻ tín dụng mà không nhận thưởng , bất kỳ khoản tiền mặt, điểm thưởng hoặc ưu đãi dặm bay chưa sử dụng có thể bị mất khi đóng tài khoản. Bạn nên đổi hoặc sử dụng những điểm thưởng đó trước khi đóng tài khoản để không bị mất ưu đãi đã kiếm được.
Ví dụ: thẻ tín dụng du lịch có thể chuyển điểm cho các chương trình khách hàng thân thiết của khách sạn, hãng hàng không hoặc cho gia đình hoặc bạn bè. Thẻ tín dụng hoàn tiền thường cho phép bạn gửi lại tiền mặt vào tài khoản ngân hàng được liên kết và chỉ được quy đổi ra tiền mặt một cách giới hạn.
Hướng dẫn cách hủy thẻ tín dụng
Nếu bạn vẫn muốn hủy thẻ tín dụng sau khi xem xét các quyền lợi của mình, hãy làm theo hướng dẫn từng bước sau:
Bước 3: Thông báo cho nhân viên ngân hàng tại quầy hoặc qua số hotline
Sau khi bạn thanh toán hết số nợ của mình và đổi hết bất cứ điểm thưởng nào còn xót lại trong thẻ, hãy đến ngân hàng, tại quầy giao dịch để yêu cầu hủy thẻ hoặc gọi điện cho hotline tổng đài.
Trước khi bạn yêu cầu đóng tài khoản của mình, hãy kiểm tra kỹ xem không có số dư nào không. Nếu bạn đang có số dư từ tháng này được chuyển sang tháng khác, thì có thể còn tiền lãi còn sót lại được tích lũy trong tài khoản.
Khi bạn đã xác nhận số dư bằng 0 thì hãy đóng tài khoản của mình vĩnh viễn.
Thông tin của việc đóng tài khoản cần được xác nhận chính xác, gồm có ngày và giờ bạn yêu cầu hủy, tên của giao dịch việc nói chuyện với bạn và địa chỉ chính xác của chi nhánh ngân hàng.
Những lưu ý khi hủy thẻ tín dụng
Cách hủy thẻ tín dụng khá đơn giản và bạn chỉ cần tuân theo các bước đã hướng dẫn trên. Tuy nhiên khi hủy thẻ bạn cần nhớ một vài lưu ý nhỏ để bảo đảm quyền lợi cho mình nhé!
Thẻ tín dụng MB là công cụ thanh toán tiện lợi với nhiều ưu đãi cho khách hàng như: miễn phí thường niên, lãi suất thấp, hạn mức cao, trả góp 0% khi mua sắm,... giúp san sẻ bớt gánh nặng tài chính cho chủ thẻ trong chi tiêu.
Tuy nhiên, khi không còn nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng, chủ thẻ có thể mong hủy bỏ thẻ để hạn chế các loại chi phí không mong muốn.
Để hủy và thủ tục hủy thẻ tín dụng MB
Hiện ngân hàng MB chưa áp dụng chính sách hủy thẻ online qua ứng dụng ngân hàng số - App MBBank. Chủ thẻ chỉ có thể khóa thẻ tín dụng MB trên App MBBank trong trường hợp không may để thất lạc thẻ, nghi ngờ bị lộ số CVV/CVC in sau thẻ hoặc tạm thời không có nhu cầu sử dụng.
Cách duy nhất để hủy thẻ tín dụng MB là chủ thẻ phải mang thẻ và các giấy tờ tùy thân đến trực tiếp quầy giao dịch gần nhất của ngân hàng và yêu cầu nhân viên hủy thẻ.
Hướng dẫn 3 bước cần thực hiện để hủy thẻ tín dụng MB như: Bước 1, cung cấp cho nhân viên giấy tờ tùy thân và yêu cầu hủy thẻ tín dụng; Bước 2, cung cấp cho nhân viên một số thông tin theo yêu cầu; Bước 3, nộp lại thẻ tín dụng MB cho ngân hàng để được hỗ trợ hủy thẻ trực tiếp.
Trong trường hợp chủ thẻ không mang theo thẻ hoặc đã làm mất thẻ, ngân hàng MB sẽ đưa vào trường hợp thất lạc thẻ và tiến hành khóa thẻ hoặc hủy thẻ theo yêu cầu.
Những lưu ý khi hủy thẻ tín dụng MB
Để chắc chắn quyết định hủy thẻ tín dụng MB mà không làm ảnh hưởng đến kế hoạch chi tiêu và tài chính.
Chủ thẻ có thể muốn hủy thẻ tín dụng MB vì những lý do như không còn nhu cầu sử dụng nên muốn hủy để không phải nộp phí thường niên. Tuy nhiên, ngân hàng MB hiện đang triển khai chính sách miễn phí thường niên cho khách hàng cá nhân.
Tại nhiều sản phẩm thẻ tín dụng MB, phí thường niên được miễn trọn đời nếu chủ thẻ đã được cấp hạn mức. Bởi chủ thẻ không sử dụng thẻ và không phát sinh giao dịch thì cũng không bị mất phí. Vì thế, trong trường hợp này, chủ thẻ không cần thiết phải hủy thẻ tín dụng MB.
Chủ thẻ vẫn còn nhu cầu sử dụng thẻ nhưng để thất lạc. Trong trường hợp này, để ngăn ngừa rủi ro bị rút tiền mặt, chủ thẻ có thể thực hiện khóa thẻ ngay trên App MBBank mà không cần phải hủy thẻ. Sau đó, bạn liên hệ với nhân viên của ngân hàng qua số hotline 1900.545426 để được hỗ trợ cách xử lý triệt để.
Đối với chủ thẻ vẫn còn nhu cầu sử dụng thẻ nhưng nghi ngờ bị lộ số CVV/CVC ở mặt sau. Tại trường hợp này, chủ thẻ cũng có thể khóa thẻ ngay trên App MBBank mà không cần phải hủy thẻ. Sau đó liên hệ với ngân hàng MB để được tư vấn phương án giải quyết.
Nếu khách hàng đang sử dụng thẻ đa năng MB (kết hợp thẻ tín dụng và thẻ ATM trên cùng một chip), thì chủ thẻ càng không cần lo đến rủi ro thanh toán vì loại thẻ này không in thông tin cá nhân cùng số CVV/CVC lên trên thẻ.
Trường hợp chủ thẻ tạm thời chưa sử dụng đến thẻ thì tương tự như các lý do ở trên, chủ thẻ không nhất thiết phải hủy thẻ tín dụng MB mà có thể chọn phương án khóa thẻ tạm thời trên App MBBank.
Hơn thế nữa, việc ngừng sử dụng thẻ tín dụng có thể làm giảm điểm tín dụng của chủ thẻ. Vì thế, để không ảnh hưởng tới kế hoạch chi tiêu hay vay vốn trong tương lai thì chủ thẻ hãy cân nhắc kỹ trước khi hủy thẻ.
Khi chủ thẻ vẫn quyết định gỡ nguồn thẻ tín dụng MB, xóa hẳn tài khoản thì cần chú ý những điều kiện hủy thẻ như: Phải thanh toán hết các khoản nợ trong thẻ tín dụng. Đồng thời, thanh toán đầy đủ các chi phí đã phát sinh trong kỳ.
Lưu ý về phí hủy thẻ tín dụng MB
Với chính sách của ngân hàng MB, chủ thẻ phải nộp 100.000 VNĐ tiền phí khi muốn hủy thẻ tín dụng và thẻ đa năng MB. Bởi MB đã đưa ra những chính sách vô cùng tối ưu cho chủ thẻ tín dụng, tối giản hết mức các chi phí, thậm chí miễn phí thường niên trọn đời.
Vì thế, dù không còn nhu cầu sử dụng thẻ hay không may gặp phải rủi ro thanh toán thì chủ thẻ cũng không cần phải hủy thẻ tín dụng MB mà có thể chọn phương án khóa thẻ tạm thời trên App MBBank.