Sẽ là nơi cho bạn những thông tin cần thiết, kiến thức đầy đủ để có thể tự tin tham dự kì thi EPS-TOPIK cho ước mơ được đặt chân lên xứ sở kim chi trở thành hiện thực.
Luyện thi thử trên máy tính Kỳ thi EPS TOPIK
Sẽ là nơi cho bạn những thông tin cần thiết, kiến thức đầy đủ để có thể tự tin tham dự kì thi EPS-TOPIK cho ước mơ được đặt chân lên xứ sở kim chi trở thành hiện thực.
Chúng ta cùng nhau cố gắng nhé...Chúc các bạn sớm đạt được ước mơ 💗💗💗
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Bá Hoan cùng đoàn công tác vừa có buổi kiểm tra công tác tổ chức kỳ thi tiếng Hàn, đợt 1 năm 2024 cho người lao động muốn sang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS tại điểm thi Hà Nội.
Chia sẻ một số thông tin đến các thí sinh tại kỳ thi tuyển lần này về tình hình nhu cầu tuyển dụng lao động tại Hàn Quốc hiện nay, đồng thời Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực trong công tác chuẩn bị của Ban tổ chức cho kỳ thi tại điểm thi Hà Nội.
“Kế hoạch tổ chức kỳ thi, bố trí thí sinh tại các điểm thi đã được Ban tổ chức bố trí khoa học, phù hợp với từng khu vực sinh sống, vùng miền của các thí sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động”, Thứ trưởng đánh giá.
Thứ trưởng cũng ghi nhận tính minh bạch, công khai trong quá trình tổ chức kỳ thi lần này, mọi quy trình trong việc tổ chức kỳ thi được Ban tổ chức truyền thông rộng rãi, đảm bảo thông tin đến với thí sinh đầy đủ và kịp thời.
Đồng thời, động viên các thí sinh tại kỳ thi, thứ trưởng gửi lời chúc đến các thí sinh tham gia dự tuyển bình tĩnh, tự tin làm bài, đảm bảo tốt được kết quả tốt.
Tại buổi kiểm tra công tác tổ chức kỳ thi, Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước Đặng Huy Hồng cho biết, vừa qua Trung tâm đã phối hợp chặt chẽ với Văn phòng HRD Korea tại Việt Nam, các trường nơi đặt địa điểm phòng thi và các cơ quan tổ chức kỳ thi, đảm bảo tính nghiêm túc và an ninh, trật tự trong các bước triển khai quy trình kỳ thi tiếng Hàn đợt 1 năm 2024.
Bắt đầu tại đợt thi tiếng Hàn năm 2024, Trung tâm Lao động ngoài nước đã áp dụng công nghệ mới trong việc phòng chống gian lận thi cử (CheckID) kiểm tra thông tin trên căn cước công dân có gắn chip dựa trên cơ sở ứng dụng những thành tựu kết quả từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (Đề án 06) do Bộ Công an chủ trì và triển khai.
Trung tâm Lao động ngoài nước đã yêu cầu các thí sinh dự thi phải đăng ký định danh điện tử ở mức độ 2 trên ứng dụng VNeID, qua đó ngăn chặn kịp thời các trường hợp sử dụng giấy tờ giả để tham gia dự thi, tăng cường việc giám sát, tra soát thông tin thông qua ứng dụng, giảm thời gian tác nghiệp cho cán bộ giám thị.
Theo thông tin từ Trung tâm Lao động ngoài nước, đợt thi lần này có tổng chỉ tiêu tuyển chọn là gần 15.400 lao động (trong đó, có gần 45.000 lao động đăng ký dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc) chia làm 4 ngành nghề (Sản xuất chế tạo; Xây dựng; Nông nghiệp; Ngư nghiệp) và tổ chức thi tại 4 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Thanh Hóa)
Kỳ thi được tổ chức 2 vòng: Vòng 1 (Thi tiếng Hàn); Vòng 2 (Kiểm tra tay nghề)
Trung tâm Lao động ngoài nước đã cử 2-6 cán bộ giám thị của Trung tâm phối hợp với HRD Korea kiểm tra, kiểm soát nhận diện thí sinh và hướng dẫn thủ tục trước khi vào thi.
Bên cạnh các biện pháp đã áp dụng trong các kỳ thi trước đây, trong kỳ thi năm nay, Trung tâm đã bổ sung thêm các biện pháp nhằm ngăn ngừa các hành vi gian lận trong thi cử: Sử dụng thiết bị và phần mềm đọc chip trên Căn cước công dân và đối chiếu khuôn mặt;
Trao đổi với HRD Korea đảo đổi giám thị trông thi trong phòng thi tiếng Hàn; phối hợp với HRD Korea rà soát bổ sung các biện pháp phòng tránh, phát hiện các biện pháp tiêu cực trong phòng thi nếu có.
Đối với điểm thi tại Thanh Hóa, HRD Korea đề nghị trao đổi, bố trí cán bộ công an trực tại điểm thi và bố trí các thiết bị phá sóng điện thoại, internet wifi để ngăn ngừa các hành vi mang thiết bị điện tử vào phòng thi.
Thông thường kết quả thi lấy chứng chỉ được công bố trên trang web của Goethe-Institut www.meingoethe.de hai đến ba ngày làm việc sau khi kết thúc kỳ thi. Thí sinh đến nhận Chứng chỉ tiếng Đức vui lòng xuất trình Hộ chiếu gốc còn hiệu lực hoặc Căn Cước Công Dân.
Thí sinh tham gia và đã thi đỗ các kỳ thi không theo mô-đun (Goethe-Zertifikat A1: Fit in Deutsch, Start Deutsch 1, Goethe- Zertifikat A2: Fit in Deutsch, Goethe- Zertifikat A2, Goethe- Zertifikat C1) nhận được một chứng chỉ tổng hợp ghi kết quả của cả 4 mô-đun.
Thí sinh đã thi và đỗ một hoặc nhiều mô-đun của kỳ thi Goethe-Zertifikat B1, Goethe-Zertifikat B2 và Goethe-Zertifikat C1 thì nhận được một chứng chỉ cho mỗi mô-đun đã thi đỗ. Trong trường hợp thí sinh tham gia và đỗ cả 4 mô-đun tại một địa điểm thi trong cùng đợt thi thì nhận được một chứng chỉ trên đó tổng hợp cả 4 mô-đun.
Kể từ kỳ thi ngày 08.04.2024, Goethe-Institut Hà Nội sẽ áp dụng Chứng chỉ số đối với tất cả các kỳ thi của Goethe-Institut. Tất cả các thí sinh có thể tải chứng chỉ qua tài khoản
và tự in chứng chỉ. Như vậy, chứng chỉ số sẽ thay thế chứng chỉ giấy. Chứng chỉ số có giá trị tương đương như chứng chỉ dạng giấy và được công nhận tại các tổ chức như Phòng thị thực mà không cần phải có chữ ký.
Bạn có thể tìm hướng dẫn để tải chứng chỉ số tại đây:
ủy quyền nhận chứng chỉ tiếng Đức
Trong trường hợp Quý vị không thể đích thân đi lấy chứng chỉ và ủy quyền cho người khác lấy hộ thì cần phải làm giấy ủy quyền có chữ ký của chính Quý vị. Khi đến lấy hộ chứng chỉ, người được ủy quyền cần xuất trình:
Trong trường hợp chữ ký trên hộ chiếu của người ủy quyền và chữ ký trên giấy ủy quyền không đồng nhất, chúng tôi không thể trao chứng chỉ cho người được ủy quyền.
Trong trường hợp Quý vị mất chứng chỉ tiếng Đức thì có thể đề nghị cấp một chứng nhận thay thế (có thu phí là 100.000 VND). Chứng nhận thay thế chỉ được cấp cho các kỳ thi diễn ra trong vòng 10 năm tính từ thời điểm cấp chứng chỉ.
Trong trường hợp Quý vị không đỗ một kỳ thi và cần bản chứng nhận đã tham gia thi thì chúng tôi sẵn sàng cấp cho Quý vị khi có yêu cầu.
Khiếu nại về kết quả thi phải được gửi bằng văn bản trong vòng hai tuần kể từ ngày công bố kết quả thi cho Ban lãnh đạo của trung tâm tổ chức thi nơi thí sinh đã dự thi. Người phụ trách thi có thể từ chối các yêu cầu khiếu nại không có căn cứ hoặc không đủ căn cứ. Yêu cầu khiếu nại về việc không đủ điểm đỗ được coi là không đủ căn cứ.
Các kỳ thi Đánh giá năng lực, tư duy năm 2024 để xét tuyển đại học diễn ra từ tháng 3 đến 7. Các trường đã công bố đề thi minh họa để giúp thí sinh làm quen với cấu trúc, các dạng câu hỏi có trong đề thi chính thức.
- Đề thi tham khảo của bài thi Toán (xem tại đây).
- Đề thi tham khảo của bài thi Ngữ văn (xem tại đây).
- Đề thi tham khảo của bài thi Tiếng Anh (xem tại đây).
- Đề thi tham khảo của bài thi Vật lí (xem tại đây).
- Đề thi tham khảo của bài thi Hóa học (xem tại đây).
- Đề thi tham khảo của bài thi Sinh học (xem tại đây).
- Đề thi tham khảo của bài thi Lịch sử (xem tại đây).
- Đề thi tham khảo của bài thi Địa lý (xem tại đây).
Năm nay, Đại học Sư phạm Hà Nội cho phép thí sinh lựa chọn đăng ký tối đa 5 bài thi (năm ngoái chỉ được đăng ký tối đa 4 bài thi). Thời gian đăng ký dự thi từ 15/3 đến 15/4, tại địa chỉ: https://ts2024.hnue.edu.vn/ .Thời gian thi là thứ 7 ngày 11/5/2024. Nhà trường sẽ công bố kết quả thi trước ngày 1/6.
Thí sinh lựa chọn đăng kí dự thi tại 1 trong 3 điểm thi sau:
Lệ phí thi: 200.000 đồng/môn thi và không hoàn lại.
Kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt sẽ có cấu trúc bài thi với nhiều dạng câu hỏi khác nhau tùy theo từng nhóm bài thi.
Trong đó, các bài thi đánh giá năng lực toán học, vật lý học, hóa học, sinh học cùng có thời gian thi 90 phút. Mỗi bài thi sẽ gồm 50 câu hỏi, trong đó 35 câu trắc nghiệm khách quan có 4 lựa chọn và có một đáp án đúng duy nhất; 15 câu hỏi dạng trả lời ngắn, thí sinh tính toán và điền kết quả vào phần trả lời trên hệ thống.
Cũng làm bài trong thời gian 90 phút nhưng bài thi đánh giá năng lực ngữ văn có cấu trúc đề thi khác. Bài thi gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm khách quan có 4 lựa chọn, trong đó có một đáp án đúng duy nhất; 1 bài viết luận chủ đề nghị luận xã hội. Đề bài được đặt ra theo định hướng mở với yêu cầu viết trong khoảng 600 từ, thí sinh làm bài trực tiếp trên hệ thống.
Riêng bài thi đánh giá năng lực tiếng Anh có thời gian làm bài dài nhất, với 180 phút. Bài thi sử dụng dạng thức đánh giá năng lực tiếng Anh từ bậc 3 đến bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Bài thi có 4 phần, tương ứng với đủ cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.
Các bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt sẽ được quy về thang điểm 10, điểm số được tính lẻ đến 0,1 điểm. Kết quả bài thi đánh giá năng lực chuyên biệt sẽ được sử dụng để xét tuyển theo đề án tuyển sinh của trường theo phương thức kết hợp cả kết quả học tập THPT.
- Đề thi tham khảo của bài thi Toán (xem tại đây).
- Đề thi tham khảo của bài thi Ngữ văn (xem tại đây).
- Đề thi tham khảo của bài thi Tiếng Anh (xem tại đây).
- Đề thi tham khảo của bài thi Vật lí (xem tại đây).
- Đề thi tham khảo của bài thi Hóa học (xem tại đây).
- Đề thi tham khảo của bài thi Sinh học (xem tại đây).
Năm 2024, bài thi đánh giá năng lực được xây dựng theo hướng đánh giá các năng lực cốt lõi theo chương trình giáo dục phổ thông.
Bài thi gồm ba phần. Phần 1 (tư duy định lượng) là kiến thức toán học với 50 câu hỏi, thời gian tương ứng là 75 phút. Phần 2 (tư duy định tính) là kiến thức ngữ văn - ngôn ngữ, với 50 câu hỏi, thời gian 60 phút. Phần 3 (khoa học) gồm kiến thức về khoa học tự nhiên, xã hội, với 60 câu hỏi, thời gian 60 phút.
Tổng bài thi có 150 câu hỏi, trong đó có 132 câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn với 1 đáp án đúng duy nhất và 15 câu hỏi điền đáp án lĩnh vực toán học, 3 câu hỏi điền đáp án lĩnh vực vật lý, hóa học, sinh học.
Đề thi tham khảo HSA (Thí sinh có thể tạo tài khoản, làm bài thi tham khảo tại địa chỉ https://tk.cet.vnu.edu.vn/).
Cấu trúc bài thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh gồm 3 phần
Bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài 150 phút.
Về nội dung và hình thức bài thi đánh giá tư duy năm 2024 sẽ vẫn được giữ nguyên như năm 2023. Cấu trúc bài thi gồm ba phần: Tư duy Toán học (60 phút), Tư duy Đọc hiểu (30 phút) và Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề (60 phút) với ba mức độ đánh giá tư duy (tư duy tái hiện, tư duy suy luận và tư duy bậc cao).
Các câu hỏi được xây dựng dưới hình thức trắc nghiệm với bốn dạng cấu trúc: chọn đáp án đúng, đúng/sai, kéo thả và câu trả lời ngắn. Trường cho biết kỳ thi đánh giá tư duy không tập trung kiểm tra kiến thức nên không đòi hỏi thí sinh dành thời gian ôn luyện nhiều, bởi rèn luyện tư duy đã được hình thành trong suốt quá trình học.
Bộ câu hỏi mẫu Phần Tư duy Toán học (Xem TẠI ĐÂY)
Bộ câu hỏi mẫu Phần Tư duy Khoa học (Xem TẠI ĐÂY)
Bộ câu hỏi mẫu Phần Tư duy đọc hiểu (Xem TẠI ĐÂY)
- Môn thi: Tổ chức thi 06 môn thi độc lập, gồm: Toán, Tiếng Anh, Vật lí, Hóa học, Lịch sử, Địa lí.
- Nội dung thi: Nội dung thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12 ( 90% kiến thức thuộc chương trình lớp 12; 10% kiến thức thuộc chương trình lớp 10 và lớp 11).
- Hình thức thi: Thi trắc nghiệm khách quan theo từng môn thi độc lập trên máy tính.
- Thời gian làm bài: Môn Toán 90 phút; các môn Tiếng Anh, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, mỗi môn thi 60 phút.
- Các dạng câu hỏi trong đề thi: Mỗi đề thi có 03 dạng câu hỏi sau:
+ Dạng 1: Câu trắc nghiệm Đúng/Sai.
+ Dạng 2: Câu trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi (Ghép hợp).
+ Dạng 3: Câu trắc nghiệm Trả lời ngắn.
- Đề thi tham khảo của bài thi Toán (xem tại đây).
- Đề thi tham khảo của bài thi Tiếng Anh (xem tại đây).
- Đề thi tham khảo của bài thi Vật lí (xem tại đây).
- Đề thi tham khảo của bài thi Hóa học (xem tại đây).
- Đề thi tham khảo của bài thi Sinh học (xem tại đây).
- Đề thi tham khảo của bài thi Lịch sử (xem tại đây)
- Đề thi tham khảo của bài thi Địa lý (xem tại đây)