Để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, người lao động và người sử dụng lao động cần nắm kỹ các quy định tại Bộ luật Lao động. Vậy Bộ luật Lao động mới nhất năm 2024 là văn bản nào? Cùng theo dõi tại bài viết dưới đây.

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lao động của người lao động nước ngoài

Căn cứ Điều 11 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lao động của người lao động nước ngoài là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

I. Sự cần thiết của giấy phép lao động của người lao động nước ngoài

Khi người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, người sử dụng người lao động phải liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để xin cấp giấy phép lao động cho người đó. Một trong các điều kiện để người nước ngoài có thể làm việc tại Việt Nam là phải có giấy phép lao động. Giấy phép lao động là tài liệu cần thiết cho người nước ngoài khi làm các thủ tục liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh vào Việt Nam. Không có giấy phép lao động, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam, người sử dụng lao động này sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

Giấy phép lao động của người lao động nước ngoài có thời hạn bao lâu?

Căn cứ Điều 155 Bộ luật Lao động 2019 quy định Thời hạn của giấy phép lao động như sau:  “Thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm, trường hợp gia hạn thì chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm”.

Như vậy, thời hạn tối đa của giấy phép lao động là 02 năm.

Bộ luật Lao động mới nhất năm 2024 là gì?

Hiện nay, Bộ luật Lao động mới nhất năm 2024 là Bộ luật Lao động năm 2019 số 45/2019/QH14. Đây là Bộ luật đang có hiệu lực và được áp dụng hiện nay.

Theo đó, Quốc hội khóa XIV thông qua Bộ luật Lao động vào ngày 20/11/2019 với nhiều nội dung nổi bật được áp dụng từ ngày 01/01/2021 đến nay vẫn chưa có văn bản nào thay thế.

II. Các quy định liên quan đến giấy phép lao động của người lao động nước ngoài

Các quy định liên quan đến giấy phép lao động của người lao động nước ngoài như sau:

Giấy phép lao động của người lao động nước ngoài được xử lý như thế nào khi chấm dứt hợp đồng lao động?

Giấy phép lao động của người lao động nước ngoài sẽ bị thu hồi khi chấm dứt hợp đồng lao động do giấy phép lao động hết hiệu lực theo khoản 2 Điều 156 Bộ luật lao động 2019.

Điểm mới đáng chú ý của Bộ luật Lao động mới nhất

So với Bộ luật Lao động 2012, Bộ luật Lao động 2019 này có một số điểm mới đáng chú ý như sau:

- Quốc khánh được nghỉ 02 ngày: Cụ thể Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 đã bổ sung thêm 01 ngày nghỉ trong năm vào ngày liền trước hoặc liền sau ngày Quốc khánh (ngày 01/9) hằng năm và được hưởng nguyên lương.

- Người lao động không còn ký hợp đồng lao động theo mùa vụ với người sử dụng lao động: Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 chỉ đưa ra hợp đồng không xác định thời hạn và hợp đồng xác định thời hạn mà không còn đề cập đến hợp đồng mùa vụ hoặc theo một công việc có thời hạn dưới 12 tháng như trước.

- Tăng thời gian làm thêm lên 40 giờ/tháng: Điều 107 Bộ luật Lao động 2019, số giờ làm thêm trong tháng đã tăng từ 30 giờ lên 40 giờ và quy định cụ thể các trường hợp được làm thêm đến 300 giờ/năm như: Gia công xuất khẩu sản phẩm (dệt, may, da, giày…); cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu…

- Thưởng cho người lao động có thể không phải bằng tiền: Cụ thể, Bộ luật Lao động 2019 quy định thưởng thay vì tiền thưởng như trước đây. Do đó, khái niệm thưởng đã được mở rộng hơn so với Bộ luật Lao động 2012…

Xem thêm: Toàn bộ 26 điểm mới của Bộ luật Lao động 2019 cần chú ý

Khi nào giấy phép lao động của người lao động nước ngoài bị thu hồi?

Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, các trường hợp người lao động nước ngoài bị thu hồi Giấy phép lao động tại Việt Nam quy định như sau:

1. Giấy phép lao động hết hiệu lực theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 156 của Bộ luật Lao động. Cụ thể:

- Giấy phép lao động hết thời hạn

- Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.

- Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.

- Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.

- Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

- Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.

- Giấy phép lao động bị thu hồi.

2. Người sử dụng lao động hoặc người lao động nước ngoài không thực hiện đúng quy định tại Nghị định này.

3. Người lao động nước ngoài trong quá trình làm việc ở Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Trên đây là những thông tin xoay quanh giấy phép lao động của người lao động nước ngoài. Để có thể được hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về giấy phép lao động của người lao động nước ngoài, Quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw

Tổng đài tư vấn và CSKH: 1900 9343

Tỉnh/ Thành Hà Nội HCMC Lào Cai Quảng Ninh Hải Phòng Ninh Bình Huế Đà Nẵng Quảng Nam Khánh Hòa Bình Thuận Bà Rịa - Vũng Tàu Cần Thơ Kiên Giang An Giang Bạc Liêu Bắc Kạn Bắc Giang Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Cà Mau Cao Bằng Đắk Lắk Đắk Nông Điện Biên Đồng Nai Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hòa Bình Hậu Giang Hưng Yên Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Thuận Phan Thiết Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Ngãi Quảng Trị Sóc Trăng Sơn La Thanh Hóa Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Long Vĩnh Phúc Yên Bái Nước ngoài

Nghề Nghiệp Quản lý, điều hành Kinh doanh & tiếp thị Tiền sảnh An ninh Buồng phòng Ẩm thực Bếp Thể thao Vui chơi & giải trí Hành chính, nhân sự Tài chính, kế toán Kỹ thuật Lái xe Lữ hành/ Du lịch (HDV, ĐH Tour...) Y tế Dự án BĐS/ Quản lý tòa nhà IT Thực tập sinh Việc làm sinh viên Bán hàng online

Cấp bậc Nhân viên Trợ lý, thư ký Giám sát Đào tạo viên Nhân viên học việc Trưởng bộ phận/ Trưởng phòng Tổng giám đốc/ Giám đốc Outlet Manager Trưởng ca Thực tập sinh

Lĩnh vực Khách sạn/ Khu căn hộ Resort/ Khu Du lịch Nhà hàng/ Bar/ Pub Vũ trường/ Karaoke Spa/ Mát xa/ Thẩm mỹ viện Sân Golf Thể hình/ phòng tập Công ty Du lịch, lữ hành, phòng vé Hàng không/ Sân bay Du thuyền Lao động ngoài nước Siêu thị/ Rạp phim/ Dịch vụ công cộng Dự án BĐS/ Quản lý tòa nhà Cà phê/ Quán ăn/ Nhà nghỉ nhỏ Cửa hàng/ Tiệm/ Shop Trường nghề/ Tuyển dụng Cơ sở y tế

Giờ làm Giờ hành chính Ca sáng Ca chiều Ca đêm Làm theo ca Ca gãy Khác

Đối tượng khác Người nước ngoài Sinh viên Làm thêm

Mức lương Dưới 1 triệu 1 - 3 triệu 3 - 5 triệu 5 - 8 triệu 8 - 12 triệu 12 - 20 triệu 20 - 30 triệu 30 - 40 triệu 40 - 50 triệu 50 - 60 triệu Trên 60 triệu Thỏa thuận

Ngoại ngữ Không Tiếng Anh Tiếng Nhật Tiếng Trung Tiếng Pháp Tiếng Hàn Tây Ban Nha Bồ Đào Nha Đức Ý Thái Lan Khác (nêu rõ tại giới thiệu bản thân)

Quy mô 1 sao 2 sao 3 sao 4 sao 5 sao Ít hơn 10 10 - 24 25 - 99 100 - 499 500 - 999 1.000 - 4.999 Trên 5.000 Không

Hình thức làm việc Full-time Part-Time Freelance Việc làm sinh viên

Giấy phép lao động của người lao động nước ngoài là gì?

Giấy phép lao động là văn bản cho phép người nước ngoài được làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Trên giấy phép lao động có ghi rõ thông tin về người lao động, bao gồm họ tên, số hộ chiếu, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu; tên và địa chỉ của tổ chức nơi làm việc, vị trí làm việc.

Có thể hiểu giấy phép lao động cho người nước ngoài là một dạng của giấy phép trong đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam thẩm định các điều kiện cơ bản của pháp luật Việt Nam đối với từng trường hợp người nước ngoài có nhu cầu làm việc, công tác tại Việt Nam theo quy định của Bộ Luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.